05/10/2008 07:02:52 AM
Thành ngữ "Chưa biết mèo nào cắn mỉu nào”

Nghĩa đen của thành ngữ này là chưa biết con mèo nào sẽ cắn con mèo nào, và nghĩa bóng đều được hiểu là chưa biết ai sẽ hơn ai, ai sẽ thắng ai đây.

Điều đáng chú ý ở thành ngữ này là từ mỉu. Mỉu là biến thể ngữ âm của từ miu. Trong đời sống hàng ngày cũng như trong sách vở, chúng ta chỉ gặp từ miu (hoặc miêu). Vậy trong thành ngữ trên, tại sao không phải là miu như chúng ta vẫn thường biết mà lại là mỉu?

Một trong những đặc điểm của thành ngữ là tính chất đối của các ý, các vế... Chẳng hạn như thành ngữ "lươn ngắn chê chạch dài", ý nghĩa “lươn ngắn” đối với ý nghĩa “chạch dài”; và đặc biệt là sự đối ứng chi tiết giữa các thanh: lươn (thanh bằng) đối với chạch (thanh trắc), ngắn (thanh trắc) đối với dài (thanh bằng).

Trở lại thành ngữ trên, hai vế mèo nào và mỉu nào đối với nhau (qua từ cắn). Thực chất ở cả hai vế đều là mèo cả. Vì vậy không có sự đối ứng về loài (như giữa lươn và chạch). Nhưng ở hai vế này có sự đối ứng của thanh: mèo (thanh bằng) đối với mỉu (thanh trắc). Chính vỏ ngữ âm của từ mỉu đã gợi cho vế thứ hai mang nét nghĩa nào đó khác với vế thứ nhất, mà nếu là từ miu thì không thể có được. Và như vậy, mèo và mỉu tuy là một song người ta vẫn cảm thấy ở chúng có cái gì đó khác nhau. Mặt khác, sự biến âm “miu” thành “mỉu” tạo cho thành ngữ bao hàm sắc thái hài hước nhẹ nhàng.

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Niêu cơm Thạch Sanh
Thành ngữ tục ngữ: Ba chìm bảy nổi
Thành ngữ tục ngữ: Ếch ngồi đáy giếng
Thành ngữ tục ngữ: Cạn tàu ráo máng
Lòng vả cũng như lòng sung
Ông chẳng bà chuộc
Hàng tôm hàng cá
Há miệng chờ sung
Giàu làm kép hẹp làm đơn
Khôn cho người ta rái, dại cho người ta thương
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang