14/11/2005 02:46:50 PM
Há miệng mắc quai

Ý nghĩa của thành ngữ há miệng mắc quai thường được người Việt nhận diện dễ dàng. Ai cũng hiểu thành ngữ này được dùng để chỉ hành vi né tránh, không dám nói đến khuyết điểm của người khác vì sợ đụng chạm đến cả những khuyết điểm mà mình cũng đã phạm phải.

Với thành ngữ này, nói chung, người ta chỉ còn “vướng”, không hiểu chữ quai có nghĩa gì? Trong cách giải nghĩa còn nhiều ý kiến khác nhau.

Nhiều người xem thành ngữ há miệng mắc quai vốn được bắt nguồn từ việc quan sát vật hoặc con vật xung quanh, sau đó mới dùng vật để ví với người. Theo hướng này, từ quai có hai cách lý giải khác nhau. Thứ nhất, quai được xem là các loại dây buộc ở miệng một số đồ dùng như giỏ, gùi... Vì sát cạnh miệng lại dây rợ lòng thòng nữa nên khi mở nắp, mở miệng các vật này thì để bị mắc quai. Sự lòng thòng của quai có thể có tính biểu trưng về bản thân sự khuyết điểm, sự mắc mớ, ràng buộc. Thứ hai, quai được xem là từ rút gọn của từ quai thiếc hay hàm thiếc ở miệng con ngựa. Mỗi khi ngựa định mở miệng thì bị quai thiếc ghì chặt thêm, siết lại mạnh hơn. Quả thật, cách hiểu như trên cũng có những cơ sở nhất định. Tuy nhiên, để thuyết phục hơn bắt buộc người giải thích phải có thêm cứ liệu và cách biện minh chắc chắn hơn nữa.

Một số người lại giải thích theo một hướng khác. Theo hướng này thì thành ngữ há miệng mắc quai gắn liền với việc ăn nói của con người. Miệng trong tiếng Việt được biểu trưng cho cả hoạt động nói năng và ăn uống nói chung. Còn quai là từ rút gọn của từ quai hàm, một loại xương gắn liền với hàm, điều khiển hoạt động ăn nói của con người. Việc ăn uống của con người ta được liên hệ chặt chẽ với nhau qua sự điều phối nhịp nhàng của quai hàm. Khi ăn, quai hoạt động theo cách riêng, ngược lại khi nói, quai cũng điều khiển và hoạt động theo cách riêng phù hợp với nói. Vậy, khi ăn mà nói là bị “trái giò” và đương nhiên là khó nói, là “mắc quai”. Đấy là chưa kể mắc cả miếng ăn ở trong miệng nữa! Chính nhờ cái lôgích này mà thành ngữ há miệng mắc quai thoạt tiên được hình thành, nghĩa của nó không chỉ gắn liền với cả việc ăn cụ thể đồ này thức kia mà còn là ăn hối lộ, ăn đút lót. Cái lôgích để hình thành ý nghĩa này là đã ăn (của người ta) thì không thể nói gì (về chuyện xấu của người ta) được nữa.

Từ ý nghĩ ban đầu này, dần dần thành ngữ há miệng mắc quai được mở rộng ra để chỉ những người do mắc khuyết điểm, hay hành động thái quá dẫn đến hậu quả không nói được người khác nữa, nói người là đụng chạm đến bản thân mình. Trong trường hợp này quai được hiểu theo nghĩa biểu trưng là “cái níu giữ, khiến không cho nói ra sự thật về ai đó”. Như vậy, dẫu có cái quai cụ thể hay cái quai vô hình thì nó đều có sức nặng và sức mạnh ghê gớm. Nó có thể trói buộc chân lý và lẽ công bằng ở đời, nó có thể làm người ta đánh mất mình. Ngày nay, khi mà bả vinh hao phú quý đang giăng bẫy khắp nơi, khi mà nạn ô dù và hối lộ đang còn trong xã hội, thì câu thành ngữ há miệng mắc quai âu cũng là một lời răn, lời cảnh tỉnh đối với mọi người.

 

 

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
  • Há miệng chờ sung (07/11/2005)
  • Giàu làm kép hẹp làm đơn (30/08/2005)
  • Được voi đòi tiên (17/08/2005)
  • Đa nghi như Tào Tháo (10/08/2005)
  • Khôn cho người ta rái, dại cho người ta thương (03/01/2005)
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Niêu cơm Thạch Sanh
Thành ngữ tục ngữ: Ba chìm bảy nổi
Thành ngữ tục ngữ: Ếch ngồi đáy giếng
Thành ngữ tục ngữ: Cạn tàu ráo máng
Lòng vả cũng như lòng sung
Ông chẳng bà chuộc
Hàng tôm hàng cá
Há miệng chờ sung
Giàu làm kép hẹp làm đơn
Khôn cho người ta rái, dại cho người ta thương
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang