29/07/2017 09:13:00 AM
Phan Kế Bính với sự nghiệp báo chí

Phan Kế Bính là một trong số nhà nho ở giai đoạn này có những công trình biên khảo vững vàng, dày dặn hơn cả; nhưng về sáng tác, ngòi bút của ông cho thấy sở đoản và những giới hạn không thế vượt qua của cả thế hệ.

Trong mọi lĩnh vực ông tham gia: biên khảo, sáng tác, ngòi bút Phan Kế Bính đều mang lại những đóng góp lớn cho sự phát triển quốc văn, từ phương diện xây dựng lối diễn đạt, đến việc cung cấp những chất liệu cụ thể cho việc xây dựng một tinh thần riêng cho văn hóa, văn học Việt Nam khi ở vào thế đối diện với sức mạnh của văn hóa phương Tây (Pháp) thống trị.

Cuộc đời và sự nghiệp hoạt động của Phan Kế Bính

Phan Kế Bính hiệu là Bưu Văn, sinh năm 1875 và mất năm 1921, tại làng Thụy Khuê, thuộc huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông (nay thuộc quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Ông vốn dòng dõi khoa bảng, nền nếp thi thư, đã thi đậu Cử nhân Hán học khoa Bính Ngọ (1906), nhưng không ra làm quan. Là một nhà nho, sớm tự rèn giũa quốc ngữ, đã “quẳng bút lông, dùng bút sắt”, không kinh qua một trường lớp hiện đại nào, nhưng Phan Kế Bính đã nhanh chóng trở thành một nhà ngôn luận trứ danh trong báo giới.

Hưởng ứng phong trào Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục, ông đã có những bài viết được đăng trên các báo: Đăng cổ tùng báo (1907), Lục tỉnh tân văn, Đông Dương tạp chí (1913), Trung Bắc tân văn (1915), Học báo (1919)... Ông cũng là tác giả của nhiều sách văn - sử: Nam Hải dị nhân, Hưng Đạo Đại Vương, Việt Nam phong tục, Việt Hán văn khảo… và dịch nhiều tác phẩm chữ Hán. Ông mất tại Hà Nội ngày 30/5/1921.

Trong khoảng 14 năm làm báo, ông đã dịch và viết rất nhiều. Những bài ông viết ra đã được tập hợp thành sách. Trong số ấy, nhiều quyển đã được chọn làm sách giáo khoa chính thức dùng trong nhà trường.

Ngôn ngữ văn phong của nhà nho Phan Kế Bính ở ngay những năm đầu thế kỷ XX, lúc quốc ngữ mới phôi thai, mà đã đạt tới mức trong sáng, chuẩn mực, uyển chuyến không kém văn hiện đại cuối thế kỷ là mấy. Dù là sách sáng tác, sách dịch, hay sách biên khảo, thì giọng văn của tác giả bao giờ cũng hấp dẫn, cuốn hút người đọc ở bất cứ lứa tuổi nào.

Phan Kế Bính là nhà văn hóa nổi tiếng những năm đầu thế kỷ XX. Ông trước tác nhiều và để lại cho hậu thế một di sản văn hóa thành văn với nhiều tác phẩm có ý nghĩa, bao gồm nhiều lĩnh vực: dân tộc học, văn hóa học, lý luận văn học, sử học, giáo dục, danh nhân, báo chí, dịch thuật. Mặc dù Phan Kế Bính đã mất, nhưng tên tuổi, sự nghiệp của ông còn lại mãi muôn đời.

Phan Kế Bính với hoạt động báo chí

Phan Kế Bính, đỗ cử nhân năm 1900 nhưng không ham đường công danh theo cách cũ mà hưởng ứng phong trào Duy Tân, để tâm đến những vấn đề văn hóa văn chương của một không khí xã hội mới.

Có thể Phan Kế Bính là người làm báo đầu tiên ở nước ta khi ông viết cho Đăng cổ tùng báo và là người chuyên trách chữ Hán cho tờ báo này. Sau Đăng cổ tùng báo, Phan Kế Bính vào Sài Gòn biên tập báo Lục tỉnh tân văn vào năm 1907. Năm 1913 là năm Phan Kế Bính trở ra Bắc phụ trách khảo cứu văn học và lịch sử Việt Nam trên Đông Dương tạp chí. Năm 1915, báo Trung bắc tân văn ra đời, Phan Kế Bính phụ trách phần xã luận.

Năm 1919, Đông Dương tạp chỉ trở thành học báọ: Phan Kế Bính lúc này là biên tập chính. Không kể những bài dịch; nhiều tác phẩm khảo cứu của ông đăng tải trên nhiều báo chữ Hán và Quốc ngữ đầu tiên sau này chọn in thành sách. Nam Hải dị nhân, Hưng Đạo đại vương (1909 - 1915), Việt Nam phong tục (1915), Việt Hán văn khảo (1918).

Là nhà báo, Phan Kế Bính còn là dịch giả nối tiếng với nhiều tác phấm dịch chữ Hán: Tam quốc diễn nghĩa (1907) cho đến nay vẫn được tái bản. Tiếp theo là Đại Nam nhất thống chí (1916), Việt Nam khai quốc chí truyện (1917): Đại Nam liệt truyện tiền biên (1919), Đại Nam liệt truyện chính biên (1920). Phan Kế Bính còn dịch nhiều truyện có giá trị khác trong Kim cổ kỳ quan.

Là nhà báo, Phan Kế Bính miệt mài khảo cứu dịch thuật với tinh thần lao động cần cù sáng tạo. Ông mất năm 1921, đế lại hàng trăm bài báo có giá trị về xã luận, tin tức, tường thuật và khảo cứu, dịch thuật công phu. Cũng từ báo chí, Phan Kế Bính tập hợp nhiều bài khảo cứu dịch thuật, là tấm gương lao động cho người làm báo nước ta noi theo.

Như vậy Phan Kế Bính giống như phần nhiều trí thức đầu thế kỷ XX đã nhập vào công cuộc cải cách văn hóa, canh tân xã hội bằng báo chí. Và ở vị trí người làm báo, Phan Kế Bính đã hoạt động không chỉ như một nhà văn, mà còn là nhà sử học có hiểu biết sâu rộng cả trên phương diện học thuật và văn hóa.

Thu Hà/ langvietonline.vn

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Phú Thọ - miền đất của những di sản văn hóa và danh thắng
Kỷ niệm 45 năm ngày thống nhất đất nước: Chuyến đi thăm đảo Phú Quốc nhiều ấn tượng về giá trị lịch sử
Chị Võ Thị Sáu - vọng mãi lời ca
Lê Lợi - Vị anh hùng giải phóng dân tộc
Thân Nhân Trung, tác giả câu nói nổi tiếng "Hiền tài là nguyên khí quốc gia"
Hà Nội 1010 năm: Thủ đô anh hùng - Từ thành phố vì hòa bình đến thành phố sáng tạo
Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau
Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
Khu dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai
Khu dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang
Cù lao Chàm - Hòn ngọc giữa biển Đông
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang