Các triều đại thời Lý dù ở giai đoạn đầu kiến thiết Hoàng thành Thăng Long nhưng cũng đã rất chú trọng việc tuyển lựa vật liệu xây dựng hoàng cung. Những viên gạch lát nền, gạch trang trí, ngói úp nóc, ngói ống bằng đất nung, bằng đá hay tráng men đều được trang trí bằng những hình tượng long – ly – quy – phượng và hoa lá với những đường nét hết sức cầu kỳ, tinh tế. Mời các bạn cùng chiêm ngưỡng những viên gạch, ngói làm nên vẻ đẹp tráng lệ của cung điện thời Lý…
(Theo Hoangthanhthanglong.vn)
Mô hình 3D được thực hiện năm 2009 phục dựng giả định diện mạo Điện Kính Thiên trong Hoàng thành Thăng Long dựa trên các tư liệu lịch sử và một số kết quả khai quật tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
Năm 1802, Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây Sơn, lên ngôi vua, ấy là vua Gia Long, vị vua đầu tiên của nhà Nguyễn. Gia Long chọn đóng đô ở Huế.
Sau khi đánh đuổi nhà Mạc, Trịnh Tùng xưng là Bình An Vương, định lệ cấp bổng lộc cho vua Lê chỉ được thu thuế 1.000 xã, cấp cho vua 5.000 lính làm quân túc vệ, 7 con voi và 20 chiếc thuyền rồng. Vua Lê bấy giờ chỉ còn giữ được danh nghĩa, còn thực quyền đều rơi vào tay nhà chúa cả.
Năm 1592, sau khi đánh bật nhà Mạc khỏi Thăng Long, Nguyễn Quyện bèn dâng Trịnh Tùng kế sách san phẳng thành lũy, sông hào do nhà Mạc đào đắp.
Trong triều Lê, thế lực của Mạc Đăng Dung ngày càng lớn mạnh, mọi quyền bính hầu như đều bị Mạc Đăng Dung nắm bắt.
Năm 1527, Mạc Đăng Dung ép vua Lê Cung Hoàng nhường ngôi vua, lập nên nhà Mạc.
Cuối thời Trần, chính sự mục nát, triều đình bị Hồ Quý Ly thao túng. Năm 1397, Hồ Quý Ly ép vua Thuận Tông là con rể của mình phải dời đô từ Thăng Long vào Tây Đô (Thanh Hóa), đổi tên Thăng Long thành Đông Đô.
La Thành, hay thành Đại La, là một phần trong quần thể kiến trúc Thăng Long xưa. Đó là vòng thành ngoài cùng bảo vệ Hoàng thành Thăng Long trải qua nhiều triều đại phong kiến Việt Nam.
Bộ Luật Hồng Đức đã trải qua một quá trình xây dựng lâu dài từ thời Lê Thái Tổ, đến thời Lê Thánh Tông mới hoàn thành là một trong những thành tựu về khoa học và giáo dục; một cống hiến quan trọng dưới thời Lê Sơ.
Sau khi chiến thắng giặc Minh, Lê Lợi vẫn đóng đô ở Thăng Long nhưng đổi tên là Đông Đô rồi Đông Kinh (1430). Về cơ bản Đông Đô thời Lê không khác nhiều Thăng Long đời Lý Trần Hồ chỉ có điều cung điện đền đài đã bị phá phách hết cả nhà Lê mới dần dần sửa chữa xây dựng thêm.
Các dấu tích kiến trúc thời Lê ở Hoàng Thành Thăng Long xuất lộ có số lượng ít hơn so với các vết tích kiến trúc thời Lý – Trần.
Trong khuôn viên Thành cổ Hà Nội hiện còn lưu giữ một số hiện vật bằng đá từ các thời Lý, Trần, Lê. Phần lớn những hiện vật này được tìm thấy trong đợt khai quật khảo cổ được tiến hành năm 1998 bên trong thành cổ. Những hiện vật bằng đá là bệ chân cột đều có hình chạm tiêu biểu cho văn hoá và nghệ thuật chạm khắc của mỗi thời kỳ. Bởi thế, ẩn chứa bên trong mỗi hiện vật là rất nhiều thông tin thú vị…
Ở bất kỳ thời kỳ nào có trao đổi hàng hóa, tiền tệ không thể thiếu trong đời sống xã hội. Thời Lý cũng vậy. Đồng tiền đầu tiên của nhà Lý, được xác định là “Thuận Thiên đại bảo”. Điều này được nhiều người xác nhận, và các bảo tàng, các nhà trưng bày có trưng bày đồng tiền này cũng khẳng định đó là đồng tiền đầu tiên của nhà Lý, được dùng phổ biến từ năm 1010 đến năm 1028.
Ngày nay, người ta biết đến công trình này với tên gọi Hậu Lâu. Thuở xưa, toà lầu này còn được gọi là Tĩnh Bắc Lâu. Đây là một trong những lầu gác thuộc khu vực hậu cung – nơi ở và sinh hoạt của hoàng hậu và các cung tần, mỹ nữ. Đến thời Nguyễn, Hậu Lâu vẫn được giữ làm nơi ở của các cung tần, mỹ nữ đi theo nhà vua mỗi chuyến công du Bắc Hà.
Trong đợt khai quật khảo cổ vừa qua, các nhà khảo cổ đã tìm thấy những mảnh gốm Ai Cập tại khu khảo cổ Hoàng thành Thăng Long. Phát hiện mới này đang đặt ra nghi vấn về việc có hay không mối giao thương giữa Đại Việt và khu vực Tây Á?
Kinh đô là trung tâm chính trị – hành chính và đi liền với nó là trung tâm quân sự, kinh tế và văn hoá của một đất nước. Bất cứ một triều đại, một thể chế chính trị nào khi nắm chính quyền, công việc đầu tiên phải là xác định vị trí đóng đô.
Cuối thời nhà Trần, Hồ Quý Ly, vị quan vốn được Trần Nghệ Tông hết lòng tin yêu, đã thâu tóm được mọi quyền lực trong triều đình. Sau khi ép Trần Thuận Tông dời đô vào An Tôn (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa, vốn là quê hương của Hồ Quý Ly), Hồ Quý Ly tiếp tục ép vua Trần nhường ngôi cho con trai là Trần An.
Kinh đô Thăng Long có vinh dự là mảnh đất đã sinh thành hoặc nuôi dưỡng nhiều thiền sư, nhiều nhà nghiên cứu Thiền học nổi tiếng như Trần Thái Tông là người mở đầu triều đại nhà Trần, cũng là người nêu tấm gương sáng cho việc tu tập, nghiên cứu Thiền học của vương triều Trần. Các nhà vua anh hùng nối tiếp của triều Trần, mà tiêu biểu nhất là Trân Nhân Tông, là những người sùng phật, nghiên cứu sâu về Thiền học và khai thác những nhân tố tích cực của đạo Phật trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cuối thời Lý, chính sự rối ren, triều đình mục ruỗng, Điện tiền chỉ huy sứ Trần Thủ Độ ép vua Lý Huệ Tông đi tu, nhường ngôi cho con gái là Lý Chiêu Thánh khi ấy mới 7 tuổi. Lý Chiêu Thánh lên ngôi, lấy hiệu là Lý Chiêu Hoàng. Tiếp đó, Trần Thủ Độ kiếm cách tác hợp cho Lý Chiêu Hoàng với người cháu của mình là Trần Cảnh, rồi buộc Lý Chiêu Hoàng phải nhường ngôi cho chồng. Cuộc chuyển giao quyền lực giữa hai nhà Lý – Trần diễn ra như thế.
Kinh thành thời Trần và thời Lý về cơ bản không có nhiều khác biệt. Kế thừa thời Lý, thời Trần cũng chia Kinh thành làm 61 phường, bao gồm cả phường buôn bán, phường thợ và phường làm nông nghiệp. Bá quan văn võ, hoàng thân quốc thích cũng dựng phủ điện ở khu vực Kinh thành.
Cứ mỗi độ xuân về cả cao nguyên Bắc Hà hoa mận nở trắng các triền đồi, các thung lũng trồng mận tạo nên cảnh đẹp đặc sắc, thơ mộng, thu hút du khách chiêm ngưỡng, khám phá.
Với người Tân Cương, dịp Tết không thiếu ấm trà xuân. Uống chén nước trà là khởi đầu cho những câu chuyện đàm đạo và những lời chúc tốt đẹp đầu năm mới.
Khu bảo tồn thiên thiên PùLuông cách thành phốThanh Hóa khoảng 130 km về phía Tây Bắc. Pù Luông gây ấn tượng với du khách bằng vẻ đẹp hoang sơ của những khu rừng rậm nguyên sinh, những thửa ruộng bậc thang cùng với cuộc sống yên bình của đồng bào dân tộc miền núi. Đây là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thiên nhiên, muốn khám phá, trải nghiệm những điều mới mẻ.
Vịnh Vĩnh Hy (Ninh Thuận) là một trong bốn vùng vịnh đẹp nhất Việt Nam mà Hang Rái là kỳ quan sở hữu vẻ đẹp vừa hoang sơ, yên bình, vừa nên thơ, kiều diễm.
Mùa Thu năm 1010 theo sử cũ: “Vua từ thành Hoa Lư, dời đô ra kinh phủ ở thành Đại La”, đổi tên thành là Thăng Long. Từ mốc son lịch sử đó tới thời đại Hồ Chí Minh quang vinh, trải qua 1010 năm với bao thăng trầm của Thủ đô và đất nước, Thăng Long - Hà Nội luôn là hình tượng tiêu biểu nhất cho “khí phách cha ông, hồn thiêng sông núi” vẫn luôn vững vàng, hiên ngang, xứng đáng là kinh đô của các vương triều; là Thủ đô nghìn năm văn hiến, anh hùng, là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước.
Tháng 5/2009, cùng với Cù Lao Chàm – Hội An (Quảng Nam), Mũi Cà Mau (Cà Mau) đã được UNESCO chính thức đưa vào danh sách Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Đây cũng là địa danh được công nhận là Khu Du lịch quốc gia.
Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang được UNESCO công nhận ngày 27/10/2006. Nằm ở vùng tận cùng phía Tây Nam của tổ quốc, với diện tích hơn 1,1 triệu ha, đây là khu DTSQ lớn thứ 2 trong 9 khu DTSQ của Việt Nam, chứa đựng sự phong phú, đa dạng và đặc sắc về cảnh quan và hệ sinh thái...
Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thứ 580 của thế giới vào ngày 29/6/2011. Với tổng diện tích 969.993 ha, Khu DTSQ Đồng Nai được hình thành trên cơ sở mở rộng Di sản Thiên nhiên Thế giới Cát Tiên cũ (công nhận ngày 10/11/2001).
Ngày 9/6/2015, tại Kỳ họp lần thứ 27 Hội đồng Điều phối Quốc tế Chương trình Con người và Sinh quyển của UNESCO, Langbiang được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, trở thành khu DTSQ đầu tiên ở Tây Nguyên, Việt Nam.
Cù lao Chàm là một di tích văn hoá lịch sử gắn với sự hình thành và phát triển của đô thị thương cảng Hội An. Tháng 5/2009, Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Với những tiềm năng, thế mạnh đặc biệt, Cù Lao Chàm được ví như “Hòn ngọc giữa biển Đông”, một thiên đường du lịch lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước.