Đoan môn là một trong năm công trình trên mặt đất của Hoàng thành còn được lưu giữ cho đến hôm nay. Đây là cổng thành phía Nam của Cấm thành, mở ra Hoàng thành, là nơi qua lại của nhà vua, người thân của vua, các quan lại mỗi khi vào chầu vua… Đoan môn gồm năm cửa – trong đó có một cửa chính, hai cửa phụ, hai cửa ngách – và ba tầng lầu. Ngay tại khu vực Đoan môn, giới khảo cổ Việt Nam mới phát hiện con đường “thần đạo” nối giữa công trình này với điện Kính Thiên và Kỳ đài. Điều này cho thấy tầm quan trọng của công trình này trong hệ thống kiến trúc Hoàng thành xưa…
Đoan Môn là cổng thành phía Nam của Cấm thành (còn gọi là Long thành, hay Long Phượng thành), là nơi ở của nhà vua và hoàng tộc, cũng là nơi tập trung làm việc của triều đình – cơ quan đầu não của các chính quyền phong kiến thuở xưa.
Ngày nay, người ta biết đến công trình này với tên gọi Hậu Lâu. Thuở xưa, toà lầu này còn được gọi là Tĩnh Bắc Lâu. Đây là một trong những lầu gác thuộc khu vực hậu cung – nơi ở và sinh hoạt của hoàng hậu và các cung tần, mỹ nữ. Đến thời Nguyễn, Hậu Lâu vẫn được giữ làm nơi ở của các cung tần, mỹ nữ đi theo nhà vua mỗi chuyến công du Bắc Hà.
(Theo Hoangthanhthanglong.vn)
Những ngày cuối tháng 5, phố phường Hà Nội bỗng trở nên đẹp rực rỡ với sắc hoa phượng, bằng lăng tím, điệp vàng, muồng hoàng yến, sen hồng...
Đi hết đường Lê Trọng Tấn kéo dài, bất cứ ai cũng bị thu hút bởi màu vàng rực rỡ của hàng điệp khoe sắc dưới nắng hè, bên dòng kênh xanh mướt.
Tôi đến với Hà Nội lâu nay với nhiều lý do khác nhau như đi công tác,tham quan…những ngày đầu chuẩn bị cho chuyến đi xa thật sự mà nói lo nhiều hơn là mừng, bạn bè cùng xóm đến chia vui cũng hoành tráng lắm,do quê tôi ở vùng sâu,vùng xa điều kiện đi lại rất khó khăn gần như bất đắc dĩ lắm mới đi Sài Gòn,Thành phố Hồ Chí Minh chứ nói chi là Hà Nội.Với chuyến bay vượt đường dài gần 2000 cây số khi máy bay chuẩn bị hạ cánh xuống đường băng sân bay Nội Bài nhìn qua khung cửa sổ thấy Hà Nội thu nhỏ trong tầm mắt càng thấy nôn nao thật là lãng mạn Hà Nội đây rồi…
Bạn đại học của tôi đến từ những miền khác nhau của đất nước. Có một lần, bạn hỏi mùa thu Hà Nội thì có gì mà đẹp vậy ? Bây giờ bạn đang ở ngay Hà Nội rồi, vậy thì có gì tuyệt hơn là hãy cứ kiên nhẫn đợi đến mùa thu...
Cầu Long Biên, cà phê vỉa hè, những hàng cây cổ thụ hay khu phố cổ đông vui tấp nập là những điều mà thủ đô nghìn năm luôn khiến bạn không muốn rời chân.
Khi tiết trời Hà Nội vẫn còn vương vấn chút mưa xuân, nhưng tiết tháng 3 vẫn có những tia nắng len lỏi đánh thức những cánh hoa sưa bung nở. Những ngày bình thường những cây sưa vốn lặng lẽ nay bất chợt bừng nên làm sáng rực nên những con phố Hà Thành.
Bên hồ Gươm xưa kia từng tồn tại ngôi chùa Báo Ân bề thế vào loại bậc nhất Hà thành, nhưng đã bị phá, chỉ còn sót lại tháp Hòa Phong ở phía đường Đinh Tiên Hoàng ngày nay.
Sau những cơn mưa xuân đầu tháng 3, những cây bưởi đâm chồi nẩy lộc, hoa bưởi trắng ngần trĩu chịt trên cành mang mùi thơm dịu mát cùng bao nỗi nhớ thuở ấu thơ...
Cứ đến tháng 3, người ta lại nao lòng khi ngắm nhìn sắc tím phơn phớt mỏng manh, nhẹ bẫng của cánh hoa ban nở dịu dàng trên những góc phố Hà Nội.
Trong rất nhiều lần rời xa Hà Nội, tôi chợt nhận ra một điều, Hà Nội thật đẹp, thật thơ, nhất là trong nỗi nhớ của nghìn xa, nghìn cách.
Được ví như “đóa sen nở rộ” trên Hồ Tây, chùa Trấn Quốc khiến bất cứ du khách phương xa nào cũng dâng lên nhiều cảm xúc khó nói thành lời. Không phải ngẫu nhiên mà chốn thanh tịnh này được nhiều trang báo nước ngoài ca ngợi bằng vô vàn những lời văn hoa mỹ.
Những ngày này, bất cứ ai ngang qua Hồ Gươm cũng phải nán lại để ngắm nhìn vẻ đẹp lãng mạn khi cây lộc vừng đúng độ đổi màu lá từ xanh sang vàng và đỏ trước khi rời cành.
Làng lụa Vạn Phúc hay còn gọi là làng lụa Hà Đông, nổi tiếng với nghề dệt lụa tơ tằm hàng ngàn năm tuổi tại Việt Nam. Trải qua bao thăng trầm cùng Thủ đô Hà Nội, sản phẩm của làng là lụa Vạn Phúc vẫn tiềm ẩn trong mình những nét cuốn hút kỳ lạ, làm say đắm bao du khách thập phương tới tham quan, thưởng lãm và mua sắm.
Nhắc đến Hà Nội, người ta không chỉ nghĩ đến Lăng Bác, Hồ Gươm, Hồ Tây mà cũng sẽ có rất nhiều người nhớ về phố cổ. Được xem là cái nôi lưu giữ những gì cổ kính, hoài niệm một thời vẫn còn vẹn nguyên những nét trầm mặc theo dòng xoáy thời gian, và chính điều này đã trở thành lý do thôi thúc nhiều lữ khách đến thăm nơi đây một lần trong đời.
Đường Lâm là cái tên chẳng xa lạ với nhiều bạn trẻ Hà Thành, bởi từ lâu ngôi làng cổ hơn 300 năm tuổi này đã trở thành điểm đến mỗi khi muốn tìm về bình yên giữa cuộc sống bộn bề, xô bồ nơi phố hội. Ở đó có giếng nước, cây đa, mái đình, tiếng chim hót ríu rít trên những mái ngói đỏ rêu phong… hiếm hoi còn được lưu giữ giữa lòng Thủ đô rộng lớn.
Ngắm bộ ảnh về Hà Nội được kênh truyền hình Mỹ CNN giới thiệu trên trang web chính thức để thấy Thủ đô của Việt Nam đẹp từ chính những điều giản dị nhất...
Nằm trên ngọn núi Tây Phương, thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội, chùa Tây Phương (Sùng Phúc Tự) là ngôi chùa mang giá trị nghệ thuật điêu khắc độc đáo với nhiều pho tượng Phật có giá trị. Đặc biệt, mái chùa Tây Phương rất đặc biệt với những góc đao cong vút lên hút hồn du khách.
Được sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, có lẽ vì thế mà Thành phố này dường như đã khắc sâu dáng vẻ của nó vào tâm trí tôi. Thời gian trôi qua tôi lại càng hiểu thêm, yêu thêm mảnh đất của tuổi thơ tôi, cũng là mảnh đất của những ngày thanh xuân tràn đầy nhiệt huyết mà tôi thường gọi với cái tên “Mùa hè của cuộc đời tôi”.
Một buổi sáng chủ nhật của tháng 11, như mọi tuần, tôi lại ghé La Place- quán cà phê quen thuộc của mình trên phố Ấu Triệu. Tôi ngồi lì trên lan can hướng ra Nhà Thờ Lớn, say sưa thưởng thức cốc café Mocha quen thuộc, nóng hổi. Tôi thích những quán café có hơi hướng của Pháp và toát lên sự giản đơn, tinh tế mà vẫn mang đặc phong cách Hà Nội xưa.
Trong một khoảnh khắc mông lung giữa những tháng ngày cuối năm 2016, ta chợt nhớ nhung da diết Hà Nội của những năm nao. Hà Nội ấy đã đi vào không biết bao nhiêu đoạn tình người nghệ sĩ, dìu dặt trong những câu ca. Giữa phố xá hôm nay, người ta thèm nhớ một Hà Nội không xa xôi mà cổ kính, Hà Nội của mùa vắng những cơn mưa ngân lên trong câu hát của tháng năm.
Rất ít du khách biết đến bãi biển An Kỳ - một bãi biển đẹp nằm ở xã Tịnh Kỳ (TP.Quảng Ngãi), dù địa danh này nằm cách bãi biển Mỹ Khê chưa đầy một cây số. Đây là bãi biển đẹp hoang sơ, yên bình với điểm nhấn là những rặng dừa cao vút in bóng dưới nền cát trắng mà ít có bãi biển nào ở Quảng Ngãi có được.
Chuyên trang du lịch của Microsoft đề xuất Cát Bà (Hải Phòng) đứng vị trí thứ 2 trong danh sách 10 bãi biển ngoạn mục nhất châu Á.
Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng hơn 40 km, chùa Khai Nguyên thuộc xã Sơn Đông, Sơn Tây, Hà Nội (còn được gọi là chùa Tản Viên) là một ngôi chùa cổ có niên đại lịch sử từ thời nhà Lý (nửa đầu thế kỉ XI). Tại đây, có đại tượng Phật mới được xây dựng theo quy mô lớn nhất Đông Nam Á từ trước đến nay với chiều cao lên tới 72m.
Mùa Thu năm 1010 theo sử cũ, “Vua từ thành Hoa Lư, dời đô ra kinh phủ ở thành Đại La”, đổi tên thành là Thăng Long. Từ mốc son lịch sử đó tới thời đại Hồ Chí Minh quang vinh, trải qua 1010 năm với bao thăng trầm của Thủ đô và đất nước, Thăng Long - Hà Nội luôn là hình tượng tiêu biểu nhất cho “khí phách cha ông, hồn thiêng sông núi” vẫn luôn vững vàng, hiên ngang, xứng đáng là kinh đô của các vương triều; là Thủ đô nghìn năm văn hiến, anh hùng, là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước.
Tháng 5/2009, cùng với Cù Lao Chàm – Hội An (Quảng Nam), Mũi Cà Mau (Cà Mau) đã được UNESCO chính thức đưa vào danh sách Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Đây cũng là địa danh được công nhận là Khu Du lịch quốc gia.
Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang được UNESCO công nhận ngày 27/10/2006. Nằm ở vùng tận cùng phía Tây Nam của tổ quốc, với diện tích hơn 1,1 triệu ha, đây là khu DTSQ lớn thứ 2 trong 9 khu DTSQ của Việt Nam, chứa đựng sự phong phú, đa dạng và đặc sắc về cảnh quan và hệ sinh thái...
Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thứ 580 của thế giới vào ngày 29/6/2011. Với tổng diện tích 969.993 ha, Khu DTSQ Đồng Nai được hình thành trên cơ sở mở rộng Di sản Thiên nhiên Thế giới Cát Tiên cũ (công nhận ngày 10/11/2001).
Ngày 9/6/2015, tại Kỳ họp lần thứ 27 Hội đồng Điều phối Quốc tế Chương trình Con người và Sinh quyển của UNESCO, Langbiang được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, trở thành khu DTSQ đầu tiên ở Tây Nguyên, Việt Nam.
Cù lao Chàm là một di tích văn hoá lịch sử gắn với sự hình thành và phát triển của đô thị thương cảng Hội An. Tháng 5/2009, Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Với những tiềm năng, thế mạnh đặc biệt, Cù Lao Chàm được ví như “Hòn ngọc giữa biển Đông”, một thiên đường du lịch lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước.