25/08/2011 12:02:49 PM
Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Ngày 25/8 năm nay, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị tướng tài ba, một nhà cách mạng nổi tiếng, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một người con ưu tú của dân tộc, được nhân dân cả nước yêu mến và bạn bè quốc tế ngưỡng mộ tròn 100 tuổi.

Sinh ra bên dòng sông Kiến Giang, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người sớm đến với con đường cách mạng. Là một cử nhân Luật, từ yêu nước đến giác ngộ lý tưởng cộng sản, từng tham gia viết báo cùng những nhà yêu nước như cụ Huỳnh Thúc Kháng khi làm tờ Tiếng Dân ở Huế, từng là cây bút chiến đấu của các tờ báo công khai của Đảng thời kỳ Mặt trận Bình Dân, ông tham gia tổ chức tiền thân của Đảng (Đảng Tân Việt) rồi gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương, trở thành một nhà hoạt động chính trị, một vị Đại tướng huyền thoại thực hiện xuất sắc mọi nhiệm vụ mà dân tộc, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh giao phó.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một vị Tổng tư lệnh giỏi tài thao lược nhưng hết sức nhân văn. Cuộc đời và sự nghiệp của ông gắn liền với những chiến công hiển hách của dân tộc, hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp mãi mãi ghi sâu trong lòng yêu quý của toàn thể nhân dân Việt Nam .

“Trong lịch sử vẻ vang của ngàn năm Thăng Long-Hà Nội, thì trăm năm cuối cùng trong ngàn năm ấy là trăm năm quan trọng nhất, khó khăn nhất nhưng lại rực rỡ nhất, thành công nhất. Trong một trăm năm này, nổi bật lên hình ảnh chói lọi của lãnh tụ Hồ Chí Minh và sau đó là hình ảnh rực rỡ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng với các nhà lãnh đạo lỗi lạc của dân tộc. Trong các vị nói trên, thì Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người duy nhất sống trọn 100 năm, 1/10 lịch sử của Thăng Long ngàn năm tuổi. Tôi nghĩ có lẽ đó là vinh dự mà lịch sử dành riêng cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp.”- Giáo sư Vũ Khiêu đã viết trong lời giới thiệu cuốn sách ảnh “Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp” do Cục Thông tin đối ngoại phối hợp với Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông xuất bản nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Đại tướng (25/8/1911-25/8/2011).

Tạp chí Quê hương trân trọng giới thiệu với bạn đọc một số hình ảnh về cuộc đời xuyên qua hai thế kỷ và sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đại tướng Võ Nguyên Giáp : 


 
Do ủng hộ Xô viết Nghệ tĩnh trong phong trào Cứu tế Đỏ, Võ Nguyên Giáp
bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế) tháng 10-1930


 
Cuộc gặp mặt của các nhà yêu nước ở khách sạn Lạc Xuân, Hà Nội, năm 1938



 
Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập
tại khu rừng Trần Hưng Đạo, Cao Bằng. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
giao nhiệm vụ cho Võ Nguyên Giáp tổ chức đội quân chủ lực đầu tiên-
tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay




 Tư lệnh Việt Nam giải phóng quân Võ Nguyên Giáp duyệt binh lần đầu tiên ở Hà Nội ngày 26/8/1945 sau khi giành được chính quyền



 
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Tổng tuyển cử năm 1946,
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đứng hàng thứ hai, bìa phải



 
Ngày 27/5/1948, tại Lục Rã chân đèo Re (phía Tuyên Quang),
Hội đồng Chính phủ dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã trao quân hàm Đại tướng cho Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp



 
Bữa cơm tại chân đèo Re (phía Định Hóa, Thái Nguyên, tháng 10/1948)
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng bí thư Trường Chinh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp
và Ủy viên Ban thường vụ Trung ương Đảng Lê Đức Thọ,
trước ngày ông Lê Đức Thọ được cử vào Nam công tác



 
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và thiếu tướng Trần Đại Nghĩa, Cục trưởng Cục Quân giới xem triển lãm vũ khí do ngành Quân giới Việt Nam sản xuất năm 1950



 
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban Thường vụ TƯ Đảng quyết định
mở chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954




 
Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh nổ súng vào lúc 17h30
ngày 13/3/1954 (trích từ phim "Việt Nam trên đường thắng lợi")



 
Các chiến sĩ thi đua trong Chiến dịch Điện Biên Phủ vui mừng công kênh
Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại Lễ mừng công (ngày 13/5/1954)



 
Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp khen ngợi nhân dân địa phương
và anh chị em công nhân đội vận tải Sông Gianh, Quảng Bình
đã góp phần tích cực vận chuyển hàng ra tiền tuyến (1968)



 
Đại tướng thăm thương bệnh binh ở Quân y viên 108
nhân ngày Thương binh liệt sĩ 27/7/1969



Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp duyệt phương án đánh B52 của Mỹ
tập kích vào Hà Nội năm 1972 tại Sở chỉ huy Quân chủng Phòng không - Không quân



 
Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp thăm đơn vị lão dân quân Hoằng Hóa,
Thanh Hóa- đơn vị bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng trường



 
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi kiểm tra vùng biển Quảng Ninh sau chiến dịch
rà phá thủy lôi năm 1973. Trên boong tàu hải quân, Đại tướng khẳng định:
"Quyết tâm bảo vệ toàn vẹn vùng biển hải đảo của Tổ quốc"



 
Đại tướng cùng bộ Tổng tham mưu, Bộ Tư lệnh Miền
và Tư lệnh trưởng Bộ đội Trường Sơn Đồng Sĩ Nguyên
chuẩn bị chiến dịch đường 9 Nam Lào 1971




 
Quân ủy TƯ đang theo dõi diễn biến Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975



 
Điện mật số 1574 lúc 9h30 ngày 7/4/1975 của Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp dưới bí danh thân mật “Văn” gửi các đoàn quân đang tiến về Sài Gòn:
“ ...Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa...”


Đại tướng Võ Nguyên Giáp nghỉ trưa trong một lần thăm
Địa đạo Củ Chi (Tp Hồ Chí Minh)



 
Đại tướng trò chuyện với Chủ Tịch Fidel Castro trong chuyến thăm Cuba



 
Tháng 7/1980, tướng Giáp thăm Trung tâm huấn luyện Gagarin, Liên Xô.
Ảnh: (từ trái sang phải) Anh hùng Lao động Phạm Tuân,
phi công vũ trụ Bùi Thanh Liêm, Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu,
Tham tán Đại sứ quán Việt Nam tại Liên Xô Vũ Khoan, Đại tướng Võ Nguyễn Giáp




Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp cựu Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ McNamara năm 1995


 
Thăm hầm Tướng De Castries, chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ tháng 4/2004




 Dù tuổi cao nhưng Đại tướng vẫn làm việc và viết sách




Đại tướng thăm đền Hai Bà Trưng, một lão nông tặng đĩa bánh trôi
tượng trưng cho lòng kính trọng đối với người có công với dân, với nước
 




Đi bộ-môn thể dục ưa thích của Đại tướng 





Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp 

Q.H 

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
  • Người tranh đấu cho nỗi đau da cam (10/08/2011)
  • "Cụ Cử" Lương Văn Can (22/07/2011)
  • Họa sĩ Bùi Xuân Phái - Không chỉ tài hoa với Phố (13/07/2011)
  • Phan Huy Chú và văn hóa Việt Nam (06/07/2011)
  • Người thầy có nhiều học trò đỗ đại khoa nhất (28/06/2011)
  • Bác Hồ, nhà báo kiệt xuất (21/06/2011)
  • Danh sĩ Phan Phu Tiên (15/06/2011)
  • Danh tướng Lê Tần (09/06/2011)
  • Khi người nông dân trở thành con rể của Hưng Đạo Vương (07/06/2011)
  • Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh (26/04/2011)
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Chị Võ Thị Sáu - vọng mãi lời ca
Lê Lợi - Vị anh hùng giải phóng dân tộc
Thân Nhân Trung, tác giả câu nói nổi tiếng "Hiền tài là nguyên khí quốc gia"
Ngô Sĩ Liên - Sử gia danh tiếng của nước Đại Việt
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - một danh y lớn của dân tộc
Nguyễn Trung Trực – một anh hùng dân tộc đặc biệt
Đức Thánh Trần trong thơ văn Hồ Chí Minh
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang