01/04/2009 07:37:25 AM
Họ Doãn làm giàu

Đời nhà Chu, có người họ Doãn chỉ chăm làm giàu. Tôi tớ trong nhà khó nhọc, vất vả, thức khuya dậy sớm. Có một tên đầy tớ tuổi già, sức yếu, nhưng phải làm nhiều, ban ngày tối mắt không kịp thở, ban đêm mệt lử ngủ say, tinh thần tán loạn. Nhưng đêm nào, cũng mơ màng được làm vua một nước, đứng đầu cả muôn dân, cầm quyền chủ mọi việc, ở gác tía, lầu son, ăn của ngon vật lạ, muốn gì được nấy, vui vẻ sung sướng thực không ai bằng. Sáng bừng mắt dậy, thì vẫn hoàn là tên đầy tớ già, làm không kịp thở...

Có người thấy lão ta vất vả khó nhọc, lấy lời an ủi.

Lão ta nói rằng: “Đời người trăm năm, có ngày, có đêm. Ban ngày, ta chỉ là một tên đầy tớ kể ra khổ thực, nhưng ban đêm, ta đã làm vua cả một nước, vui sướng không ai bằng, thì còn oán hận gì nữa?”.

Họ Doãn gây dựng cơ nghiệp, lo lắng làm giàu, nát gan tan ruột, cứ đêm mệt ngủ đi, thì nằm mơ lại thấy đi làm đầy tớ người ta, việc gì cũng phải làm, lại gặp nhà chủ cay nghiệt quở mắng đánh đập khổ cực muôn phần, nên lúc ngủ trằn trọc thổn thức, sáng dậy mới thôi.

Họ Doãn lấy làm lo, nói chuyện với bạn.

Bạn bảo: “Được cái địa vị như bác giàu có hơn người, ban ngày sung sướng vẻ vang biết là bao, đêm đến có nằm mơ đi làm đầy tớ người ta, thì cũng là sướng khổ đắp đổi. Nếu lúc thức, lúc ngủ cũng muốn vui sướng cả, thì làm thế nào được?”

Doãn thị nghe bạn nói, từ hôm đó nới tay cho người ăn kẻ ở và mình cũng bớt lo nghĩ, nên mỗi ngày bệnh một bớt dần.

Liệt Tử

Lời bàn:

Bài này bày ra hai cảnh ngày, đêm của hai người nghèo khác nhau. Tác giả có ý nói người ta được cái này, thường hỏng cái kia. Hễ ai được thế nào, hay thế, mà trí túc thì tự có cái sướng ở đó rồi. Ở đời, giàu nghèo chẳng qua chỉ có lúc thức là phân biệt nhau, chớ đến lúc ngủ, đợi cái giấc ngủ trăm năm – hai con mắt đã nhắm lại, hồn vía đã đi đâu, thì ai cũng như ai. Tuy vậy, cũng không nên viện lẽ ấy mà cam chịu nghèo khổ. Cần kiệm làm ăn để gây dựng cơ nghiệp, để làm giàu, thật là chính đáng. Nhưng, nếu bòn công bòn của người để làm giàu thế là bóc lột, làm giàu vô nhân đạo. Vô nhân đạo thì không những không được hưởng giàu, mà còn khổ hại về giàu nữa.

(Theo “Cổ học tinh hoa” của Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân – NXB Trẻ)

 

 

 

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác
  • Vua tôi bàn việc (24/05/2010)
  • Cảm tình (10/05/2010)
  • Cách cư xử ở đời (21/04/2010)
  • Đạo vợ chồng (06/04/2010)
  • Cổ học tinh hoa: Hết lòng vì nước (20/01/2010)
  • Cổ học tinh hoa: Cáo mượn oai hổ (06/01/2010)
  • Lẽ sống chết (14/08/2009)
  • Muôn vật một loài (07/08/2009)
  • Rửa tai (31/07/2009)
  • Phẩm trật ông quan, phẩm giá con người (24/07/2009)

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Liêm, sỉ
Cách cư xử ở đời
Lẽ sống chết
Cổ học tinh hoa: Cáo mượn oai hổ
Đám ma to
Chiếc thuyền đụng chiếc đò
Vua tôi bàn việc
Cảm tình
Cách cư xử ở đời
Đạo vợ chồng
Cổ học tinh hoa: Hết lòng vì nước
Cổ học tinh hoa: Cáo mượn oai hổ
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang