10/05/2010 02:13:20 PM
Cảm tình

Thường con người ta, ai cũng sẵn mối cảm tình, khi gặp thời gặp cảnh xúc động đến thì mối cảm tình ấy tất chứa chan, đầy rẫy hiện ra bên ngoài. Tuy vậy, mối cảm tình đã dùng nhầm thì sau này không còn được như trước...


Có một người nước Yên lúc sinh thì sinh ở nước Yên; lúc lớn lên thì sang ở nước Sở, lúc già lại trở về cố quốc. Khi đi qua nước Tấn (gần nước Yên) bạn cùng đi đường chỉ vào cái thành mà nói dối anh ta: “Đây là thành nước Yên”.

Anh ta buồn rầu, khác hẳn sắc mặt. Chỉ vào nền xã, nói: “Đây là nền xã làng anh”. Anh ta ngậm ngùi than thở. Chỉ vào cái nhà, nói: “Đây là nhà của ông cha anh”. Anh ta rũ rượi rơm rớm nước mắt. Chỉ vào cái gò, nói: “Đây là mồ mả ông cha anh”. Anh ta oà lên khóc.

Bọn cùng đi ai nấy phì cười, nói: “Chúng tôi nói đùa đấy. Đây mới là nước Tấn, chưa phải là nước Yên”. Anh ta nghe nói lấy làm bẽn lẽn.

Kịp khi về đến nước Yên, anh ta trông thấy thật là thành, là xã nước Yên, thật là nhà cửa, mồ mả của ông cha thì lòng cảm thương lại hờ hững không còn được như trước nữa.


Liệt Tử

Lời bàn:

Thường con người ta, ai cũng sẵn mối cảm tình, khi gặp thời gặp cảnh xúc động đến thì mối cảm tình ấy tất chứa chan, đầy rẫy hiện ra bên ngoài. Tuy vậy, mối cảm tình đã dùng nhầm thì sau này không còn được như trước.

Một người đã đem bụng trung thành thờ kẻ vô đạo, một người đã để lòng ân ái thương gái bất trinh, dù về sau, gặp được bậc anh quân hay người thục nữ, thì mối cảm tình cũng không còn được đằm thắm như xưa.

Chẳng khác nào như người nước Yên này, đã đem hết nước mắt khóc chỗ giả dối mà không biết, đến khi gặp sự thực, thì lại hình như cạn hết nước mắt rồi.

Cho nên đối với tính tình, người ta có biết, lấy học thuật mà di dưỡng, lấy lễ nghĩa mà tiết chế, thì tính tình dùng mới chính đáng và thuần tuý được. Xưa nay thánh hiền hào kiệt đều là người biết lý hội tính tình cả.

Chú thích

Yên: một nước mạnh trong bảy nước thời Chiến Quốc, tức là Phụng Thiên, Trực Lệ và một phần phía Bắc nước Triều Tiên (Cao Ly bây giờ).

- Tấn: một nước đời Xuân Thu, đến đời Chiến Quốc bị họ Hàn, họ Triệu, họ Nguỵ lấy mất và chia làm ba nước, ở vào tỉnh Sơn Tây và một phần Trực Lệ bây giờ.


(Theo “Cổ học tinh hoa” của Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân - NXB Trẻ).

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
  • Cách cư xử ở đời (21/04/2010)
  • Đạo vợ chồng (06/04/2010)
  • Cổ học tinh hoa: Hết lòng vì nước (20/01/2010)
  • Cổ học tinh hoa: Cáo mượn oai hổ (06/01/2010)
  • Lẽ sống chết (14/08/2009)
  • Muôn vật một loài (07/08/2009)
  • Rửa tai (31/07/2009)
  • Phẩm trật ông quan, phẩm giá con người (24/07/2009)
  • Liêm, sỉ (17/07/2009)
  • Tài nghề con lừa (14/07/2009)
Các tin khác
  • Vua tôi bàn việc (24/05/2010)
  • Nghĩa công nặng hơn tình riêng (10/07/2009)
  • Mua xương ngựa (03/07/2009)
  • Hay dở đều do mình cả (24/06/2009)
  • Kéo lê đuôi mà đi (17/06/2009)
  • Làm nhà cỏ cũng đủ (10/06/2009)
  • Quan tài con (03/06/2009)
  • Chiếc thuyền đụng chiếc đò (27/05/2009)
  • Không chịu theo kẻ phản nghịch (20/05/2009)
  • Đám ma to (13/05/2009)

Video

Lễ phát động Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng NVNONN
Liêm, sỉ
Cách cư xử ở đời
Lẽ sống chết
Cổ học tinh hoa: Cáo mượn oai hổ
Đám ma to
Chiếc thuyền đụng chiếc đò
Vua tôi bàn việc
Cảm tình
Cách cư xử ở đời
Đạo vợ chồng
Cổ học tinh hoa: Hết lòng vì nước
Cổ học tinh hoa: Cáo mượn oai hổ
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang