20/04/2010 06:16:27 AM
Người chồng có thể nhận con riêng của vợ làm con nuôi không?

* Hỏi: Năm 2006 tôi kết hôn với một người Đức. Sau đó một tuần, hồ sơ xin đoàn tụ của tôi được chấp nhận. Tôi hiện làm bán thời gian cho văn phòng của chồng, lương netto là 450 Euro/tháng. Chồng tôi thu nhập trung bình đã trừ thuế là 90 nghìn Euro/năm. Chúng tôi ở nhà riêng, diện tích 200m2. Chồng tôi khai thuế chung và chi tiêu chung tài khoản...

Tôi có 2 con riêng, 1 cháu 12 tuổi và 1 cháu 10 tuổi (con ngoài giá thú) ở Việt Nam. Vì lý do gia đình, tôi không thể nhập hộ khẩu cho 2 cháu, nên khi nộp hồ sơ ở Đại sứ quán Đức, tôi không đưa tên 2 cháu vào được.

Nay tôi đã được phép thường trú vĩnh viễn ở Đức. Xin hỏi:

  1. Vợ chồng tôi có thể bảo lãnh cho 2 cháu sang đoàn tụ được không?
  2. Chồng tôi muốn nhận 2 cháu là con có được không? Nếu được thì cần những thủ tục gì? Nộp ở đâu?

Trả lời: 

1. Đối với việc bảo lãnh con sang sinh sống tại Đức:

Vợ chồng bạn có thể bảo lãnh cho 2 cháu sang đoàn tụ được hay không hoàn toàn phụ thuộc vào pháp luật của Đức (bạn nên tham khảo luật sư của Đức để được rõ vấn đề này). Pháp luật Việt Nam không hạn chế đối với việc xuất cảnh của con sang đoàn tụ với cha hoặc mẹ đẻ ở nước ngoài.

2. Đối với việc xin nhận con nuôi:

Theo điểm 1, Mục II Thông tư số 08/2006/TT-BTP ngày 08/12/2006 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thì chồng có thể nhận con riêng của vợ làm con nuôi.

Căn cứ vào các Điều 35, 36, 40, 41, 44, 47 của Nghị định 68/2002/NĐ-CP ngày 10/01/2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và Nghị định 69/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 68/2002/NĐ-CP, thủ tục xin nhận con nuôi được thực hiện như sau:

  1. Về hồ sơ:

a.1. Đối với người xin nhận con nuôi:

-                Đơn xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi theo mẫu quy định;

-                Bản sao có công chứng hoặc chứng thực hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư trú;

-                Giấy phép còn giá trị do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú cấp, cho phép người đó nhận con nuôi. Nếu nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú không cấp loại giấy phép này thì thay thế bằng giấy tờ có giá trị tương ứng hoặc giấy xác nhận có đủ điều kiện nuôi con nuôi theo pháp luật nước đó;

-                Bản điều tra về tâm lý, gia đình, xã hội của người xin nhận con nuôi do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú cấp;

-                Giấy xác nhận do tổ chức y tế có thẩm quyền của nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú hoặc tổ chức y tế của Việt Nam từ cấp tỉnh trở lên cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó có đủ sức khoẻ, không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, không mắc bệnh truyền nhiễm;

-                Giấy tờ xác nhận về tình hình thu nhập của người xin nhận con nuôi, chứng minh người đó bảo đảm việc nuôi con nuôi;

-                Phiếu lý lịch tư pháp của người xin nhận con nuôi do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó thường trú cấp chưa quá 12 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ;

-                Bản chụp giấy chứng nhận kết hôn của người xin con nuôi với cha hoặc mẹ của trẻ em được xin làm con nuôi và giấy khai sinh của trẻ em đó để chứng minh quan hệ thân thích.

a.2. Đối với trẻ em:

-                Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy khai sinh của trẻ em;

-                Giấy đồng ý cho trẻ em làm con nuôi có chữ ký của những người quy định tại khoản 4 Điều này;

-                Giấy xác nhận của tổ chức y tế từ cấp huyện trở lên, xác nhận về tình trạng sức khoẻ của trẻ em;

-                Hai ảnh mầu của trẻ em, chụp toàn thân cỡ 10 x 15 cm hoặc 9 x 12 cm.

-                Bản sao được công chứng hoặc chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ đang nuôi dưỡng trẻ em.

  1. Thủ tục:

Hồ sơ được làm được lập thành hai (02) bộ, do người xin nhận con nuôi trực tiếp nộp tại Cơ quan con nuôi quốc tế của Việt Nam thuộc Bộ Tư pháp.

Trong thời hạn 120 ngày, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, cơ quan này sẽ tiếp nhận và giải quyết việc xin con nuôi. Trường hợp đồng ý, Cơ quan con nuôi quốc tế sẽ có công văn trả lời thông qua Sở Tư pháp thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi hai cháu đang sinh sống. Trong thời hạn bảy (07) ngày, Sở Tư pháp sẽ có thông báo tới người xin nhận con nuôi để hoàn tất các thủ tục nhận con nuôi.

Văn phòng Luật sư NHQuang và Cộng sự
B23, Khu Biệt thự Trung Hòa – Nhân Chính,
Thanh Xuân, Hà Nội

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Là người gốc VN thì có được hưởng quyền lợi và nghĩa vụ như công dân VN?
Tôi muốn về Việt Nam học đại học, phải làm sao?
Chú tôi có bị bắt khi về thăm Việt Nam? (phần 1)
Cần làm thủ tục gì để bảo lãnh người thân sang Hàn Quốc cùng mình?
Chị tôi có thể bão lãnh tôi sang du lịch Hàn Quốc không?
Thủ tục lập di chúc cho con thừa kế tài sản tại Việt Nam?
Công ty cần đáp ứng điều kiện gì để cho người nước ngoài thuê căn hộ?
Đi ô tô từ Việt Nam sang Campuchia, cần thủ tục gì?
Tôi muốn về Việt Nam học đại học, cần làm gì?
Sử dụng dịch vụ quảng cáo của Facebook, Google, tính thuế thế nào?
Có nên đổi tên theo họ chồng trên hộ chiếu Việt Nam không?
Dì ruột hoặc ông bà có thể nhận nuôi cháu không?
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang