Việt sử giai thoại

Năm 1558, sau nhiều phen khéo léo vận động, Nguyễn Hoàng được vua Lê Anh Tông (1556 - 1573) và chúa Trịnh Kiểm (1545 - 1569) cho vào trấn thủ ở xứ Thuận Hóa. Từ đó, cơ nghiệp riêng của họ Nguyễn bắt đầu được gây dựng. Tuy nhiên, suốt thời Nguyễn Hoàng (1558 - 1613) và cả chặng đầu của thời Nguyễn Phúc Nguyên (1613 – 1635), quá trình gây dựng cơ nghiệp riêng này được tiến hành một cách âm thầm và bí mật. Chúa Trịnh Tùng (1570 - 1623) đã nhận ra khá rõ mọi điều, nhưng chưa kịp tìm ra kế sách đối phó thì mất.

Cuộc náo loạn kinh thành Thăng Long năm 1619 và năm 1623

24/07/2013 09:28

Năm Kỉ Mùi (1619), kinh thành Thăng Long phải hai phen kinh hoàng vì tai bay vạ gió. Thứ nhất là hỏa hoạn, xẩy ra vào chiều ngày 16 tháng Giêng và thứ hai là cuộc mưu sát lẫn nhau trong nội bộ cung đình, diễn ra vào tháng Ba.

Lời tâu của quần thần tháng 9 năm Mậu Ngọ (1618)

10/07/2013 08:59

Bấy giờ là thời trị vì của vua Lê Kính Tông và chúa Trịnh Tráng. Sử cũ vẫn thường chép lại một số lời tâu bày của quần thần. Lời thiết thực, ý viển vông, được nghe theo hay bị dửng dưng gác bỏ... đại để đều gồm đủ cả.

Di chúc của Nguyễn Hoàng

03/07/2013 10:41

Nguyễn Hoàng là con trai thứ hai của Nguyễn Kim, sinh vào tháng 8 năm Ất Dậu (1525). Năm 1558, Nguyễn Hoàng được nhận chức Trấn thủ xứ Thuận Hóa và đến năm 1570 thì kiêm luôn cả chức Trấn thủ xứ Quảng Nam. Năm 1593, Nguyễn Hoàng được phong làm Thái úy, tước Đoan Quốc công. Từ cuối năm Canh Tí (1600), Nguyễn Hoàng quyết định ở hẳn tại Thuận Hóa, không về chầu vua Lê - chúa Trịnh nữa. Bình sinh, Nguyễn Hoàng thường xưng là Chúa Tiên.

Chuyện bà Nguyễn Thị Niên

26/06/2013 08:31

Nguyễn Thị Niên là vợ của Sơn Quận công Bùi Văn Khuê. Sơn Quận công nguyên là võ tướng của nhà Mạc. Năm 1592, vì có chị ruột đang là Hoàng hậu của Mạc Mậu Hợp, cho nên, bà Nguyễn Thị Niên vẫn thường hay ra vào trong cung cấm.

Lê Nghĩa Trạch qua mặt Nguyễn Hoàng

19/06/2013 08:00

Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ xứ Thuận Hóa (vùng Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế ngày nay). Từ đó, quá trình xây dựng cơ sở cát cứ của họ Nguyễn bắt đầu.

Lê Duy Tân bất ngờ được … làm vua!

12/06/2013 09:45

Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Chính biên,quyển 30, tờ 29) viết rằng: "Nhà vua (chỉ vua Lê Thế Tông, làm vua từ năm 1573 đến năm 1599 - ND) bị bệnh, đến ngày 24 tháng này (tháng 8 năm 1599 - ND) thì mất. Vua ở ngôi 26 năm, hưởng thọ 32 tuổi. (Trịnh) Tùng cùng bọn bầy tôi trong triều bàn định rồi lấy cớ rằng: Con trưởng của Nhà vua là Thái tử (Lê) Duy Trì không được minh mẫn, bèn rước con thứ của Nhà vua là (Lê) Duy Tân, lập lên làm vua (tức vua Lê Kính Tông).

Chính quyền Vua Lê – Chúa Trịnh thực sự có từ lúc nào?

05/06/2013 08:04

Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê. Sáu năm sau, năm Quý Tị (1533), con của vua Lê Chiêu Tông là Lê Ninh (cũng có tên khác là Lê Huyến), được Nguyễn Kim tôn lên ngôi vua ở Thanh Hoa, đó là vua Lê Trang Tông (1533 - 1548), người đứng đầu Nam triều. Như vậy, Nam triều là triều Lê, nhưng thực chất, mọi quyền bính đều nằm trong tay Nguyễn Kim.

Chính quyền Vua Lê – Chúa Trịnh thực sự có từ lúc nào?
Chuyện Thái sư Trần Thủ Độ
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải
Cái chết của Trần Ích Tắc
Hội nghị Diên Hồng
An Thường Công chúa với món đuôi dê và nầm dê
Thân mẫu của vua Tự Đức sống thế nào?
Gương hiếu thảo của Nguyễn Văn Trình
Đông Sơn Đại tướng Đỗ Thanh Nhơn đã chết như thế nào?
Tướng Lê Văn Quân chết rồi vẫn bị đánh 100 gậy
Lê Chất ơi là Lê Chất
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang

Thông tin về danh sách luật sư và tổ chức hành nghề luật sư tham gia hỗ trợ pháp lý cho người Việt Nam ở nước ngoài 19/01/2024