19/02/2020 04:59:00 PM
Thèm sao nồi giò heo hầm chuối chát của mẹ

Một món ngon nhất ngày giỗ chạp ở quê hay làm là món chuối chát hầm xương, giò.

 Nồi chuối chát hầm xương, giò. Ảnh: Internet

Mấy cái giò heo từ tủ đông được lấy ra, tôi chỉ nghĩ được món duy nhất giò heo nấu chuối chát.

Chuối chát hay còn gọi chuối hột (hạt), theo Wikipedia thì chuối chát là loại chuối dại bản địa của vùng Đông Nam Á.

Thiệt là dại hết sức bởi chuối hạt dày khít từ đầu tới cuối trái, món chuối mà xứ khác chỉ dùng khi chín già, riêng xứ Quảng quê tôi thì chuối chát làm đủ món, nộm ăn chay, chuối chát khứa mỏng dầm chua (hay gọi là món sùng), xắt mỏng thiệt mỏng trộn rau sống ăn kèm món bánh xèo, món bánh tráng cuốn thịt heo...

Một món ngon nhất ngày giỗ chạp ở quê hay làm là món chuối chát hầm xương, giò. Riêng mẹ tôi luôn có món chuối chát hầm xương, giò trong nhà vào ngày tết.

Giáp tết nghĩa là lúc thịt heo đã được chia năm bảy ký cho mỗi nhà trong xóm, làm gì cũng có cái giò và ít xương kèm theo. Khi mọi việc đã ngơi ngơi thì mẹ tôi nghĩ đến nồi canh hầm chuối chát, bởi việc hầm nồi chuối đơn giản nhất không cầu kỳ, đúng kiểu “chặt to kho mặn“ của xứ Quảng quê tôi.

Trước đó mấy ngày bà đã ngó nghiêng kiếm tìm buồng chuối chát ở chợ hay gửi con cháu nhà quê chở ra buồng chuối chat. Hễ chưa có buồng chuối chát trong nhà là mẹ xem như chưa đủ món để ăn tết.

Buồng chuối vừa độ là buồng chuối non có màu vỏ trắng xanh và hạt thì mềm, cắt ngang trái chuối nhựa ứa ra trong veo và mặt trái thì trắng bong từng hạt… từng hạt.

Mẹ tôi khứa mịn từng trái chuối, lúc khứa nhẹ tay, không khứa đứt để nguyên hình dạng trái chuối lúc hầm chín. Khứa hết chuối đem luộc, luộc chuối cũng có kỹ năng, lửa đỏ mạnh, đừng để lửa yếu chuối sẩm màu nước hầm sẽ xấu.

Chuối được luộc kỹ, xả nước lạnh, vớt để ráo. Giò chặt khoanh, to cũng được, món hầm chuối chát rất nhanh mềm nên miếng chặt phải to, luộc giò, rửa lại nước lạnh từng miếng giò cho thật sạch. Sau đó cho cả giò và chuối vào cùng một lúc vặn lửa riu riu hầm cho chín.Chú ý lửa đừng lớn quá, không để sôi ào ào tạo bọt. Sau đó cho vào nồi chút muối hầm, tắt bếp. Lúc ăn múc riêng ra một nồi nhỏ vừa chuối vừa giò bắt lên bếp nấu sôi lại nêm chút nước mắm, hạt tiêu, hành ngò, múc ra tô, ăn nóng.

Món hầm đạt là trái chuối màu trắng ngà, không thâm đen, nước hầm màu trắng sữa, trái chuối chín rục, mềm và thơm do hút hết mỡ từ thịt giò vào, ăn kèm với cơm nóng hoặc bún, mì gì cũng được.

Nồi chuối đó sau khi ăn hâm sôi lại rồi để nguội đừng khuấy đũa hay cho gia vị vào nồi có thể để ba bốn ngày, nay có tủ lạnh thì càng không phải lo ôi thiu.

Nói để biết trong các món canh hầm các loại củ, nào môn, nào khoai, nào su lê, cà rốt hay gì gì nữa chỉ có thể ăn một lần. Riêng món chuối chát hầm xương, giò bạn sẽ ăn đi ăn lại mà không bao giờ thấy ngán.

Lưu Bình / plo.vn

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
  • Mắc khén rừng (17/02/2020)
  • Nem ghẹ (12/02/2020)
  • Bánh khúc cô Lan - nét ẩm thực xưa Hà Nội (10/02/2020)
  • Mùi hương gợi nhớ Tết xưa (06/02/2020)
  • Mùi dưa kiệu (31/01/2020)
  • Đặc sản thịt chua của người Mường ở Phú Thọ (14/01/2020)
  • Nóng hổi bánh khoai (09/01/2020)
  • Bánh đúc của người Nùng xứ Mường (07/01/2020)
  • Bánh bèo nóng (03/01/2020)
  • Dân dã món cá mối (01/01/2020)
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Sử thi Tây Nguyên – Kho tàng văn hóa tinh thần vô giá
Nhãn lồng Hưng Yên
Nghi lễ và trò chơi kéo co truyền thống
Bánh Cáy làng Nguyễn - đặc sản quê lúa Thái Bình
Cổng làng nơi lưu giữ hồn quê
Nghệ thuật Dù kê của người Khmer Nam bộ
Về thăm làng nghề lụa Tân Châu
Gốm Phù Lãng - Vẻ đẹp mang tên “hồn quê”
Lễ hội Ok Om Bok - sức mạnh kì diệu của Thần Mặt trăng
Muối Cồn Cù chắt chiu từ vị mặn của biển
Lễ hội Nghinh Ông đình Thần Thắng Tam - Nét đặc sắc trong văn hóa ngư dân biển
Độc đáo thuyền thúng Phú Mỹ
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang