01/10/2015 11:30:00 AM
Người Thổ Hà làm bánh đa nem

Xưa Thổ Hà nổi tiếng với nghề gốm với những ngôi nhà cổ đẹp như tranh, giờ đã thành dĩ vãng... Người Thổ Hà đã tìm hướng đi mới với nghề làm bánh đa nem.

Cách Hà Nội hơn 40km, làng Thổ Hà, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, Bắc Giang, nằm êm đềm bên con sông Cầu. Bước chân vào tới đầu làng, ấn tượng đầu tiên của Thổ Hà là sự mộc mạc, chân chất. Những con đường nho nhỏ, những mái ngói cổ và những bức tường trần với màu nâu đỏ mộc mạc... tất cả đều gợi lên sự yên bình.

Bánh được lật dở cho khô đều 

Xưa kia Thổ Hà có nghề gốm đã giúp người dân trở nên giàu có nhất nhì vùng Kinh Bắc. Nhịp sống của làng rất sôi động.Thế nhưng, khi đồ nhựa ra đời thì người làng Thổ Hà không tìm được đầu ra cho sản phẩm, lượng gốm tiêu thụ giảm đi đáng kể và cứ thế gốm mất dần thị trường và Thổ Hà cũng bị mai một dần nghề cổ truyền...

Giờ đây người ta nhắc tới Thổ Hà bằng cái tên mới “Thổ Hà làm bánh đa nem”. Đến thăm làng Thổ Hà, một trong những ấn tượng khó quên là đâu đâu cũng thấy những tấm phên bánh đa nem được người dân đem phơi.

Bánh đa nem được làm bằng gạo với nhiều công đoạn, bắt đầu từ việc ngâm gạo, xay bột, tráng bánh, phơi bánh, cắt bánh… Gạo được ngâm từ tối hôm trước, đến sáng sớm hôm sau sẽ bắt đầu công đoạn xay bột, tráng bánh. Hiện nay, người dân Thổ Hà đã tráng bánh đa nem bằng máy thay vì tráng thủ công bằng tay như trước kia nên có năng suất cao và sản phẩm chất lượng hơn.

Bánh sau khi tráng xong được bàn tay khéo léo của người thợ trải trên từng tấm phên (hay gọi là giàng) được làm bằng tre, khi ánh mặt trời vừa rạng, người dân đem các phên bánh ra phơi. Tưởng không cầu kỳ, phức tạp nhưng để được những mẻ bánh ngon lại phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm ngâm gạo và kỹ thuật tráng bánh.

Quá trình phơi bánh cũng quyết định không nhỏ đến chất lượng bánh, bởi nếu gặp trời mưa bánh sẽ bị mốc, nếu trời nắng to hoặc quá hanh khô bánh sẽ bị ròn, nứt vỡ, bánh ngon là có độ dẻo, mỏng dai, không rách vỡ và không quá mặn. Thông thường mất khoảng 2 - 3 giờ (tuỳ theo thời tiết) là có thể phơi xong một mẻ bánh. Khi bánh đã đủ khô, người ta tiến hành bóc bánh ra khỏi phên để thực hiện công đoạn cắt; bánh được chia thành từng khúc bằng nhau để cho vừa với máy cắt.

Thông thường loại phên to thì sẽ được cắt thành 7 khúc, phên bé sẽ được cắt thành 9 khúc. Bánh được buộc thành từng chục hay từng trăm tùy vào đơn đặt hàng và lúc này đã hoàn thành xong quy trình sản xuất bánh. Cứ như vậy, người Thổ Hà lại ngâm gạo để chuẩn bị cho mẻ bánh vào sáng ngày hôm sau. Nhằm đáp ứng thị hiếu và nhu cầu của thị trường, người dân Thổ Hà đã sản xuất bánh đa nem với kích cỡ khác nhau. Bên cạnh những chiếc bánh có đường kính khoảng 40cm, đến nay đã có nhiều bánh được sản xuất theo khổ nhỏ hơn để cung cấp cho các nhà hàng.

Bánh đa nem Thổ Hà vừa dẻo, vừa dai lại thơm ngon nên không những có uy tín với khách hàng trong nước mà còn được xuất khẩu sang nước ngoài. Người dân Thổ Hà vốn có truyền thống cần cù, khéo léo, nhanh nhạy, sáng tạo trong lao động, nên ngoài sản xuất bánh đa nem thì nơi đây còn nổi tiếng với sản phẩm mì gạo và bánh đa dừa...

Thành Vũ (Làng Việt)

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Sử thi Tây Nguyên – Kho tàng văn hóa tinh thần vô giá
Nhãn lồng Hưng Yên
Nghi lễ và trò chơi kéo co truyền thống
Bánh Cáy làng Nguyễn - đặc sản quê lúa Thái Bình
Cổng làng nơi lưu giữ hồn quê
Nghệ thuật Dù kê của người Khmer Nam bộ
Về thăm làng nghề lụa Tân Châu
Gốm Phù Lãng - Vẻ đẹp mang tên “hồn quê”
Lễ hội Ok Om Bok - sức mạnh kì diệu của Thần Mặt trăng
Muối Cồn Cù chắt chiu từ vị mặn của biển
Lễ hội Nghinh Ông đình Thần Thắng Tam - Nét đặc sắc trong văn hóa ngư dân biển
Độc đáo thuyền thúng Phú Mỹ
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang