15/05/2017 04:15:00 PM
Ngọt, thơm hương vị trái bo bo

Dù phần thịt, ruột và hạt bên trong và cách dùng phổ biến nhất của trái bo bo cũng giống như bí đao là dùng để nấu canh thịt. Thế nhưng hương vị của canh bo bo rất đặc biệt và hoàn toàn khác hẳn: Nước ngọt thanh và tỏa mùi thơm nhẹ như dưa hấu.

 Bo bo mà người dân thu hoạch

Theo lời người đồng bào K’dong ở huyện Sơn Tây, một trong những nơi hiện vẫn còn trồng loại cây này thì cách đây hàng chục năm về trước, bo bo được trồng khá phổ biến; thời gian trồng từ khoảng tháng 5-6. Cũng như nhiều loại cây khác, bo bo được người dân để phát triển tự nhiên và cho leo bò trên thân cây to, bụi rậm trên nương, rẫy, quanh nhà.

Qua quan sát thì cây bo bo thuộc họ dây leo và lá khá giống bí đao. Kích cỡ gốc to bằng ngón chân cái người lớn, nhưng càng về phía ngọn thì nhỏ dần. Trái bo bo hình tròn và to như trái dưa hấu, nhưng vỏ thì màu xanh khi còn nhỏ, về già ngả sang màu trắng đục và được bao phủ bởi một lớp phấn.

Ông Đinh Kia (42 tuổi), ở xã Sơn Tân, huyện Sơn Tây cho biết: Vòng đời của cây bo bo khoảng 3 tháng, với số lượng trái bình quân từ 10-15 trái/dây và nặng từ 3-10 kg/trái. Trái bo bo lớn rất nhanh, với thời gian từ khi mới ra to bằng trái cau đến khi đạt trọng lượng 3 kg trở lên chỉ khoảng 3-4 tuần.

Không chỉ phần thịt, ruột và hạt bên trong mà công dụng phổ biến nhất của trái bo bo cũng giống như bí đao là dùng để nấu canh thịt. Tuy nhiên hương vị của canh bo bo khác biệt và rất ngon, với mùi thơm nhẹ như dưa hấu và ngọt thanh. Ngoài ra theo một số người thì phần thịt của bo bo nếu thái thành lát nhỏ để bỏ vô dầm với mắm cái (mắm đục) ăn rất ngon và giòn mà không bao giờ bị nhũn, mềm rửa như đu đủ, thơm...

Nhiều già làng ở huyện Sơn Hà, Sơn Tây bày tỏ: Dù được xem là một sản vật của người dân nơi đây, thế nhưng do ít người biết nên đại đa số bo bo thu hoạch được, người dân thường để sử dụng cho gia đình và cho biếu người thân, bà con trong vùng chứ ít khi mang đi bán như những loại nông sản khác. Và giá bán cũng khá rẻ, chỉ từ 15.000-30.000 đồng/quả.

Nhiều năm gần đây do các loại nông sản nói chung từ miền xuôi mang lên dồi dào và đến tận các bản làng nên người dân ít trồng, dẫn đến bo bo hiếm dần. Thiết nghĩ các cấp, ngành địa phương cần bảo tồn, phát triển và giới thiệu sản vật này đến với rộng rãi người tiêu dùng của tỉnh, góp phần nâng thu nhập cho người dân miền núi.                 

Công Hoàng (Báo Quảng Ngãi)

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
  • Bánh cuốn Mễ Sở (11/05/2017)
  • Độc đáo hương vị chà rá vùng cao (09/05/2017)
  • Bún ốc nguội - món ngon dân dã đất Hà thành (05/05/2017)
  • Bánh mướt - món ngon xứ Nghệ (02/05/2017)
  • Thơm ngọt khó quên chả nướng Chợ Gạo (28/04/2017)
  • Thử biến tấu với thịt sấy Sóc Trăng (27/04/2017)
  • Bánh đúc mặn Cần Thơ (24/04/2017)
  • Nem làng Bùi nao lòng du khách... (20/04/2017)
  • Bánh quai vạt nướng - khéo léo ngọt thơm... (19/04/2017)
  • Phở khô Gia Lai (17/04/2017)
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Sử thi Tây Nguyên – Kho tàng văn hóa tinh thần vô giá
Nhãn lồng Hưng Yên
Nghi lễ và trò chơi kéo co truyền thống
Bánh Cáy làng Nguyễn - đặc sản quê lúa Thái Bình
Cổng làng nơi lưu giữ hồn quê
Nghệ thuật Dù kê của người Khmer Nam bộ
Về thăm làng nghề lụa Tân Châu
Gốm Phù Lãng - Vẻ đẹp mang tên “hồn quê”
Lễ hội Ok Om Bok - sức mạnh kì diệu của Thần Mặt trăng
Muối Cồn Cù chắt chiu từ vị mặn của biển
Lễ hội Nghinh Ông đình Thần Thắng Tam - Nét đặc sắc trong văn hóa ngư dân biển
Độc đáo thuyền thúng Phú Mỹ
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang