15/05/2020 09:20:00 AM
Lễ hội cúng bến nước của người Ê Đê

Đồng bào Ê Đê (Tây Nguyên) có hệ thống lễ hội theo chu kỳ sản xuất. Một trong những lễ hội độc đáo là lễ cúng bến nước. Sau khi kết thúc mùa rẫy, chủ bến nước mời các chức sắc trong buôn đến họp bàn về việc chuẩn bị lễ cúng bến nước.

 Sau nghi thức cúng thần, các chàng trai và các cô gái sẽ cùng tham gia lễ hội té nước và tắm nhằm cầu mong điều tốt lành

Lễ nghi nông nghiệp độc đáo

Theo phong tục của người Ê Đê, trong những ngày tổ chức lễ cúng bến nước, không một ai trong buôn được đi rừng, đi rẫy, không được ra suối lấy nước hoặc tắm giặt.

Sáng hôm hành lễ, dân làng tập trung đầy đủ tại nhà chủ bến nước dàn chiêng đánh lên rộn rã náo nhiệt báo hiệu với thần linh và cộng đồng. Chủ bến nước là chủ đất, thầy cúng, 7 thanh niên trai khỏe mạnh múa khiên và 7 cô gái trong trang phục đẹp múa soang phục vụ cho việc cúng bến nước. Còn tất cả mọi người phải ở lại nhà không được ra bến nước.

Thầy cúng chọn chỗ đất bằng gần các máng nước đặt lễ vật rồi khấn cầu mong các Yàng hãy phù hộ cho buôn làng nguồn nước trong sạch, không bao giờ cạn, người người mạnh khỏe, mùa rẫy mới bắp lúa đầy kho, nhà nhà no đủ. Thầy cúng khấn xong liền hòa rượu vào tiết heo và vẩy vào các máng nước, vẩy xung quanh bến nước với lời mời các thần linh cùng uống rượu và giúp dân làng giữ nguồn nước. Tiếp đến thầy cúng lại đến máng nước khác, đặt lễ vật khấn tiếp. Cứ thế, thầy cúng cúng hết các máng nước ở bến nước.

Tiếp đến thầy cúng cùng mọi người đi đến gốc cây thiêng liêng lớn nhất mọc sát đường lên xuống bến nước, đặt lễ vật cúng thần cây. Thầy cúng nhờ thần cây coi giữ bến nước đuổi thần ác đi, gọi thần lành về cho buôn làng có đủ nước sạch dùng quanh năm

Gắn với nghi lễ tâm linh cư trú

Về sân nhà chủ bến nước lúc này cộng đồng cư dân đã đến dự lễ. Thầy cúng đặt lễ vật cúng thần đất. Cầu thần giúp cho buôn làng được bình yên, không có bệnh tật, không có kẻ xấu vào phá buôn, đuổi hết cái ác đi xa, đưa cái tốt lành về cho dân làng, cho mùa rẫy tới mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cái no, cái đủ đến với mọi nhà.

 Thầy cúng dùng rượu pha tiết heo đổ vào các máng nước đang chảy, coi mỗi máng nước là một vị thần giữ nước

Thầy cúng cùng mọi người bước lên sàn nhà làm lễ cúng thần bến nước, thần đất, thần lúa và cúng linh hồn tổ tiên ông bà mời các vị thần về uống rượu, ăn thịt heo và phù hộ cho cộng đồng buôn làng hết thảy đều mạnh khỏe, mưa thuận gió hòa, rẫy nương tươi tốt.

Tiếp đến thầy cúng làm lễ cúng sức khỏe chủ bến nước và các thành viên trong gia đình cầu cho chủ bến nước và mọi người trong gia đình có sức khỏe như con trâu đực để làm ra bắp lúa đầy kho, trâu bò heo gà đầy sân chật bãi. Sau lễ cúng dàn chiêng rộn rã náo nhiệt mọi người cùng ăn uống vui vẻ cho đến tận khuya.

Sáng hôm sau, mọi người dân trong buôn lại tụ tập đông đủ tại nhà chủ bến nước để làm lễ cúng thần cổng buôn.

Sau khi cúng cổng buôn xong, tất cả mọi người kéo nhau về nhà chủ bến nước. Tại đây thầy cúng làm lễ cúng tổ tiên, ông bà. Sau đó mọi người cùng vui vẻ uống rượu, ăn thịt heo nướng cho đến tận khuya. Trước khi tiễn mọi người ra về, chủ bến nước sai con cháu trao cho những người đến dự lễ mỗi người một nắm xôi, một miếng thịt heo để tỏ lòng cảm ơn bà con đã đến giúp việc trong mấy ngày lễ.

Ngô Quang Hưng/ langvietonline.vn

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Sử thi Tây Nguyên – Kho tàng văn hóa tinh thần vô giá
Nhãn lồng Hưng Yên
Nghi lễ và trò chơi kéo co truyền thống
Bánh Cáy làng Nguyễn - đặc sản quê lúa Thái Bình
Cổng làng nơi lưu giữ hồn quê
Nghệ thuật Dù kê của người Khmer Nam bộ
Về thăm làng nghề lụa Tân Châu
Gốm Phù Lãng - Vẻ đẹp mang tên “hồn quê”
Lễ hội Ok Om Bok - sức mạnh kì diệu của Thần Mặt trăng
Muối Cồn Cù chắt chiu từ vị mặn của biển
Lễ hội Nghinh Ông đình Thần Thắng Tam - Nét đặc sắc trong văn hóa ngư dân biển
Độc đáo thuyền thúng Phú Mỹ
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang