10/04/2020 09:00:00 AM
Làng thêu Quất Động

Làng thêu Quất Động, huyện Thường Tín (Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng bởi chuyên thêu các trang phục cung đình thời phong kiến. Ngày nay, những sản phẩm thêu tay sắc màu rực rỡ, khắc họa nét đẹp đất nước con người Việt Nam được bạn bè quốc tế gần xa ưa chuộng, tin dùng.

 Nghề thêu truyền thống đào tạo nhiều học viên từ các tỉnh lân cận. Ảnh: Trịnh Bộ

Ông tổ nghề Thêu của làng Quất Động là tiến sĩ Lê Công Hành sống ở thế kỷ XIV. Một lần đi sứ sang Trung Quốc, ông học được nghề thêu và mang những hiểu biết, kiến thức đã học được về truyền lại cho dân làng. Trải qua thời gian, người dân trong làng đã sáng tạo ra nhiều mẫu mới, đưa nhiều chủ đề vào tranh thêu với các nội dung thể hiện nếp sinh hoạt trong đời sống của người Việt. Trình độ thêu tay ở Quất Động cũng từ đó đạt đến độ tinh xảo và điêu luyện.

Sau công việc của nhà nông là trồng lúa thì người dân trong làng Quất Động tập trung làm nghề thêu. Đến Làng Quất Động, trong mỗi gia đình đều có khung thêu truyền thống. Nhiều gia đình có đến 7 thế hệ làm nghề thêu.

Từ cách thức làm thêu của hộ gia đình, Làng Quất Động đã mở rộng thêm nhiều hợp tác xã, các xưởng thêu chuyên nghiệp quy tụ từ 200 đến 500 thợ lành nghề. Nhiều người đã trở thành những nghệ nhân có tên tuổi tại Việt Nam và được bạn bè quốc tế biết đến như cụ Bùi Lê Kính đã từng thêu hoàng phục cho vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương, nghệ nhân Thái Văn Bôn nổi tiếng với các bức thêu chân dung về các nguyên thủ quốc gia.

Nghệ Nhân Nguyễn Xuân Dục là một trong những người có trình độ và kinh nghiệm lâu năm tại làng cho biết: “Tiêu chí cho một bức tranh thêu đẹp là các đường chân kim không bị lộ, đường nét phải rõ ràng, đặc biệt là phải có sự hòa quyện, kết hợp hài hòa giữa các màu sắc”. Mỗi chủ đề tranh thêu lại có những bước đột phá trong kỹ thuật và nội dung thể hiện. Tranh thêu Quất Động được làm hai mặt trên chất liệu voan mỏng, dùng chỉ thêu bằng tơ tằm. Nhìn vào bức tranh thêu hai mặt, người xem không thể nhận ra đâu là điểm bắt đầu và đâu là điểm kết thúc bởi những chân chỉ được các nghệ nhân giấu vào chính giữa. Vì thế khi xem tranh, người xem thấy hình ảnh phong cảnh thiên nhiên hay chủ đề sinh hoạt đời thường giống như đang trải nghiệm xem một bức ảnh chân thực.

Các tác phẩm nổi bật của làng thêu Quất Động luôn thấm đẫm hơi thở cuộc sống với chủ đề như: cây đa, bến nước, con thuyền và các danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam như chùa Một Cột, đền Ngọc Sơn, đình Hồng Thái, Cố đô Huế...Nghệ nhân Quất Động kết hợp hài hòa giữa những câu chuyện văn hóa với sắc màu tươi sáng của chỉ màu tạo nên những bức tranh thêu thấm đẫm văn hóa Việt./.

(Theo Báo Ảnh Việt Nam)

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
  • Sắc màu văn hóa người Khmer (08/04/2020)
  • Hát Then – Giai điệu của “thần tiên” (06/04/2020)
  • Ném còn, khát vọng và sự kết nối cộng đồng (03/04/2020)
  • Lịch sử, ý nghĩa ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 Âm lịch (02/04/2020)
  • Dệt thổ cẩm Hoa Ban - Sắc màu văn hóa Mai Châu (30/03/2020)
  • Làng nghề ươm tơ Cổ Chất (27/03/2020)
  • Âm nhạc của các dân tộc thiểu số làm giàu kho tàng âm nhạc truyền thống Việt Nam (25/03/2020)
  • Làng nghề dệt chiếu cói Tiên Kiều (20/03/2020)
  • Làng rèn Phúc Sen (18/03/2020)
  • Giữ hồn tượng gỗ dân gian (16/03/2020)
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Sử thi Tây Nguyên – Kho tàng văn hóa tinh thần vô giá
Nhãn lồng Hưng Yên
Nghi lễ và trò chơi kéo co truyền thống
Bánh Cáy làng Nguyễn - đặc sản quê lúa Thái Bình
Cổng làng nơi lưu giữ hồn quê
Nghệ thuật Dù kê của người Khmer Nam bộ
Về thăm làng nghề lụa Tân Châu
Gốm Phù Lãng - Vẻ đẹp mang tên “hồn quê”
Lễ hội Ok Om Bok - sức mạnh kì diệu của Thần Mặt trăng
Muối Cồn Cù chắt chiu từ vị mặn của biển
Lễ hội Nghinh Ông đình Thần Thắng Tam - Nét đặc sắc trong văn hóa ngư dân biển
Độc đáo thuyền thúng Phú Mỹ
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang