16/01/2018 09:29:00 AM
Làng nghề mứt gừng Mỹ Chánh vào vụ Tết

Hằng năm, để chuẩn bị cho Tết Nguyên đán, từ trung tuần tháng 11 Âm lịch, các lái buôn, chủ cơ sở bánh kẹo, mứt trong và ngoài tỉnh Quảng Trị lại tìm về làng nghề mứt gừng truyền thống Mỹ Chánh nằm sát Quốc lộ 1A trên địa bàn xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng. Mọi ngả đường trong làng người ra - vào tấp nập, nườm nượp ô tô , xe thồ chở những bao mứt gừng cung ứng cho thị Tết Nguyên đán 2018.

Làng nghề mứt gừng Mỹ Chánh có 22 hộ nấu mứt gừng, bình quân mỗi năm cung ứng cho thị trường trong và ngoài tỉnh khoảng 80 tấn mứt. Ông Ngô Văn Bách - Phó Trưởng ban điều hành làng nghề mứt gừng Mỹ Chánh cho biết: Để sản xuất ra 80 tấn mứt gừng thành phẩm cần có 80 tấn gừng tươi và 80 tấn đường trắng nguyên liệu. Với giá bình quân 50.000 đồng/kg, nghề làm mứt gừng cho làng nghề doanh thu đến 4 tỷ đồng/năm. Nguồn thu nhập từ làm mứt gừng đã giúp nhiều hộ cải thiện thu nhập.

Mứt gừng Mỹ Chánh luôn được các hộ dân chế biến theo công thức truyền thống, tuyệt đối không vì lợi nhuận mà sử dụng hóa chất. Việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giữ gìn thương hiệu luôn được người dân làng nghề chú trọng. Mứt gừng Mỹ Chánh được làm qua nhiều công đoạn. Trước hết phải chuẩn bị gừng nguyên liệu củ to đều, không già cũng không non. Gừng được rửa sạch, cạo vỏ và thái lát mỏng, luộc lên rồi sả bằng nước lạnh để rửa sạch nhựa và sơ gừng; đặc biệt gừng phải được rim bằng than củi. Trong suốt quá trình rim, lửa không được cao quá bởi sẽ gây cháy đường, cũng không được thấp quá khiến đường không kết tinh trên gừng được. Để đảm bảo đủ nguyên liệu sạch sản xuất mứt Tết, tất cả các hộ sản xuất mứt gừng Mỹ Chánh đều đã hợp đồng trước với các chủ vựa thu mua gừng ở trong và ngoài tỉnh.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng thôn Mỹ Chánh chia sẻ: Để gìn giữ và phát triển thương hiệu mứt gừng Mỹ Chánh, làng nghề mứt gừng đã có hương ước. Theo đó, các hộ sản xuất mứt gừng phải tuân thủ chế biến mứt theo đúng quy trình thủ công truyền thống, để giữ nguyên hương vị đặc trưng của mứt gừng Mỹ Chánh. Trong quá trình sản xuất các hộ tuyệt đối không sử dụng hóa chất và cam kết đảm bảo vệ sinh môi trường, không làm ảnh hưởng đến đời sống của hộ khác… Hộ nào vi phạm hương ước của làng sẽ không được tiếp tục sản xuất.


Trịnh Bang Nhiệm/ dantocmiennui.vn

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Sử thi Tây Nguyên – Kho tàng văn hóa tinh thần vô giá
Nhãn lồng Hưng Yên
Nghi lễ và trò chơi kéo co truyền thống
Bánh Cáy làng Nguyễn - đặc sản quê lúa Thái Bình
Cổng làng nơi lưu giữ hồn quê
Nghệ thuật Dù kê của người Khmer Nam bộ
Về thăm làng nghề lụa Tân Châu
Gốm Phù Lãng - Vẻ đẹp mang tên “hồn quê”
Lễ hội Ok Om Bok - sức mạnh kì diệu của Thần Mặt trăng
Muối Cồn Cù chắt chiu từ vị mặn của biển
Lễ hội Nghinh Ông đình Thần Thắng Tam - Nét đặc sắc trong văn hóa ngư dân biển
Độc đáo thuyền thúng Phú Mỹ
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang