Cuối tháng 9, đầu tháng 10 chính là thời điểm người dân tại làng cốm Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội tất bật cho vụ cốm mới lớn nhất trong năm
|
Nghề làm cốm ở Mễ Trì tính đến nay đã có bề dày lịch sử hơn một thế kỷ và đã được đưa vào Danh mục 17 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
|
Cứ vào khoảng cuối tháng 9 đến trung tuần tháng 10 hàng năm, những người dân ở làng Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội lại tất bật từ sáng sớm đến tận đêm khuya để kịp làm những mẻ cốm thơm dẻo cho khách hàng gần xa.
|
Theo anh Hữu Hoạ, khi rang cốm người dân trong làng đều dùng củi gỗ chứ không dùng than thì cốm mới dậy mùi
|
Khi bắt đầu rang thì để to lửa, khi cốm tái thì phải giảm lửa, bởi nếu lửa to quá sẽ bị cháy và lửa nhỏ quá cốm sẽ không đạt yêu cầu dẻo
|
Trung bình mỗi mẻ cốm rang thường kéo dài khoảng hơn 2 tiếng đồng hồ.
|
Trong suốt quá trình rang, người dân phải canh lửa điều chỉnh liên tục lửa để hạt thóc vừa đẹp, vừa không bị sống, không bị vụn. Ước lượng miết tay hạt lúa mềm, dẻo là đủ độ.
|
Các công đoạn để làm nên mẻ cốm cũng rất cầu kỳ, các loại lúa nếp lựa chọn làm là lúa nếp thơm, lúa nếp tan, lúa nếp quýt, lúa nếp cái hoa vàng…
|
Các công đoạn để làm nên mẻ cốm cũng rất cầu kỳ, các loại lúa nếp lựa chọn làm là lúa nếp thơm, lúa nếp tan, lúa nếp quýt, lúa nếp cái hoa vàng…
|
Các công đoạn để làm nên mẻ cốm cũng rất cầu kỳ, các loại lúa nếp lựa chọn làm là lúa nếp thơm, lúa nếp tan, lúa nếp quýt, lúa nếp cái hoa vàng
|
Mỗi ngày cơ sở sản xuất của bà Đỗ Thị Nga tại làng cốm Mễ Trì sản xuất khoảng 9 tạ thóc, khoảng 250kg cốm thành phẩm.
|
Năm nay sản lượng cốm tăng do dịch COVID-19 đã được kiểm soát, các thành phẩm chế biến từ cốm như mochi cốm, xôi cốm, chè cốm, bánh cốm cũng tăng cao, được người tiêu dùng lựa chọn đặt nhiều.
|
NguyễnTrọng Tài / Báo Tiền Phong