12/10/2020 05:06:00 PM
Làng điêu khắc tượng gỗ

Làng Dư Dụ (xã Thanh Thủy, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội) nằm cách quốc lộ 21B không xa, người dân Dư Dụ làm nghề điêu khắc, trở thành những người thợ lành nghề - nghệ nhân dân gian ở làng quê Việt. Với bàn tay, khối óc tài hoa và cả cái tâm làm nghề, những người thợ tạc tượng Dư Dụ có mặt khắp đất nước tạo dựng những tác phẩm điêu khắc độc đáo cả về kích thước, độ tinh xảo.

 Anh Nguyễn Văn Chung người dân làng Dư Dụ đang làm công đoạn xẻ gỗ tạo hình khối cho một bức tượng

Dư Dụ là làng nghề còn lưu giữ những tinh hoa của nghệ thuật điêu khắc tượng gỗ qua nhiều đời cha truyền con nối. Đình Dư Dụ thờ ông Tổ làng nghề cũng đã trên 500 năm. Thời Minh Mạng (1820 – 1840), vừa từng mời hàng chục thợ làng nghề Dư Dụ vào kinh đô Huế xây dựng cung đình triều Nguyễn nhiều thợ giỏi được vua Minh Mạng ban sắc phong cùng nhà cửa, ruộng vườn, bổng lộc ngay tại cố đô Huế.

Chúng tôi tới Dư Dụ, từ đầu đến cuối làng đâu cũng gặp người dân thuộc nhiều thế hệ các tầng lớp già, trẻ, gái, trai... mải mê làm nghề điêu khắc gỗ. Tiếng đục lách cách, tiếng cưa xẻ gỗ sè sè, mùi gỗ mới, mùi sơn lan tỏa. Tại cơ sở gỗ mỹ nghệ Đức Huy, một nhóm thợ độ 10 người đang thoăn thoắt đưa đục làm những bức tượng ông Hộ Pháp, tượng Đức Ông, tượng Đức Thế Tôn... Phía sân trong xưởng mộc anh Vũ Quang Hưng – thợ lành nghề đang đục, tỉa hoàn thiện, chi tiết trên pho tượng Phật tổ lớn gấp cả bệ hơn 8 m, nặng gần 10 tấn.

Những sản phẩm làng điêu khắc Dư Dụ tạo ra được dùng trưng bày, trang trí cho không gian, nội thất, có cả những pho tượng bề thế đặt trang trọng tại các ngôi chùa rải khắp từ Bắc vào Nam. Tượng gỗ điêu khắc Dư Dụ phổ biến với các mẫu mã đáp ứng nhu cầu những người có thú chơi trưng bày biểu tượng sự may mắn yên vui qua hình tượng ông Phúc - Lộc - Thọ, Phật Di Lặc nhiều kiểu dáng.

 Những nghệ nhân làng Dư Dụ đang làm công đoạn tạc thô cho bức tượng

Mỗi bức tượng đều có liên quan đến các cung trong nhà: Cung Phú quý đặt tượng Phật Di Lặc; Cung quý nhân đặt tượng Thánh Gióng, Trần Hưng Đạo, Quan Công, Đạt Ma Tổ Sư... Tượng Phật Di Lặc là biểu tượng cho sự an lạc, vui vẻ, may mắn và hạnh phúc, là vật phẩm tôn kinh trong phong thủy, khi trưng bày trong nhà sẽ mang lại nhiều điều tốt lành cho gia chủ. Tượng Phúc - Lộc - Thọ tượng trưng cho 3 vị thần đặt trong nhà nhằm thu hút vượng khí gia chủ sẽ may mắn về kinh doanh tiền bạc.

Làng Dư Dụ có đến 80% lao động làm nghề điêu khắc truyền thống. Nắm bắt đổi mới khoa học công nghệ, làng nghề Dư Dụ đưa máy móc vào hỗ trợ, thay thế một số công đoạn pha chế nguyên liệu và hoàn thiện sản phẩm vốn trước chỉ làm bằng thủ công. Các loại máy phun sơn, máy cưa, máy tiện cùng một số công cụ khác hỗ trợ thiết thực giúp người thợ nâng cao tay nghề tinh xảo, sáng tạo mẫu mã, tạo được họa tiết độc đáo mới lạ cho sản phẩm điêu khắc trên các chất liệu gỗ.

Một bức tượng Phật Di Lặc được chạm khắc tinh xảo, đẹp mắt 

Sản phẩm làng nghề điêu khắc tượng gỗ Dư Dụ xuất khẩu sang Trung Quốc, Đài Loan, các nước khu vực Đông Nam Á, biểu tượng mang lại sự yên ấm, thanh bình mang đậm dấu ấn tài hoa của thợ điêu khắc làng quê Việt tạo nên sự hấp dẫn cuốn hút của điểm du lịch làng nghề Dư Dụ vùng ven đô Hà Nội.

Trịnh Bộ/ langvietonline.vn

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Sử thi Tây Nguyên – Kho tàng văn hóa tinh thần vô giá
Nhãn lồng Hưng Yên
Nghi lễ và trò chơi kéo co truyền thống
Bánh Cáy làng Nguyễn - đặc sản quê lúa Thái Bình
Cổng làng nơi lưu giữ hồn quê
Nghệ thuật Dù kê của người Khmer Nam bộ
Về thăm làng nghề lụa Tân Châu
Gốm Phù Lãng - Vẻ đẹp mang tên “hồn quê”
Lễ hội Ok Om Bok - sức mạnh kì diệu của Thần Mặt trăng
Muối Cồn Cù chắt chiu từ vị mặn của biển
Lễ hội Nghinh Ông đình Thần Thắng Tam - Nét đặc sắc trong văn hóa ngư dân biển
Độc đáo thuyền thúng Phú Mỹ
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang