03/12/2019 05:51:00 PM
Lạch um măng

Cứ đến mùa mưa ngư dân lại “hóng” lạch nguồn. Bởi “nguyên quán” của lạch là nơi thượng nguồn. Những ngày mưa lũ lạch tức trứng, chui ra từ các hang hốc và bị cuốn xuôi theo dòng nước về nơi hạ nguồn. Ngư dân có kinh nghiệm dùng lưới cào để đón lạch. Cách đây chừng chục năm, lạch về rất nhiều. Ngày nay, do nhiều nguyên nhân lạch xuất hiện hiếm dần, mỗi năm vài ba đợt.

Bề ngoài, lạch chẳng bắt mắt tí nào bởi thân nhỏ dài, da trơn, mình dẹt giống lươn. Ấy vậy mà lạch bắt được không cần chạy chợ vì bao giờ cũng được mua ngay khi vừa đưa ra khỏi lưới bởi lạch khá bổ dưỡng, mang hương vị đặc trưng “ngàn dặm” hiếm có - sản vật từ xứ núi vượt qua suối qua sông và nhờ bàn tay khéo léo nơi hạ nguồn chế biến được nhiều món như cháo, kho, nướng..., đặc biệt lạch um măng.

Lạch vốn là loài da trơn, muốn đánh hết mùi tanh và nhớt cũng cần có mẹo. Không nên dùng nước nhiều mà dùng tro bếp vuốt từng con cho thật sạch rồi rửa lại bằng nước lã. Tùy từng món mà rút xương lạch hay không, riêng món lạch um măng, thì lạch được chặt khúc vừa ăn. Cho lạch vào nồi ướp bằng muối hầm, bột ngọt, tiêu, ớt độ mươi phút. Tiếp tục lót những lát măng đã luộc dưới đáy nồi, cho phần lạch thấm thía gia vị lên trên, có thể thêm một ít nước. Đun cho mẻ lạch sôi bùng rồi hạ lửa thật nhỏ. Khi gia vị thấm vào lạch liền đổ thêm nước, xốc nhẹ mẻ lạch đôi ba lần. Giữ lửa nhỏ đến lúc nước lạch sền sệt, đặc lại dần theo bong bóng lúp xúp là được.

Thú ăn lạch um măng là ăn khi còn bốc khói thơm lừng, kèm thêm ít loại rau thơm, đặc biệt là bỏ tiêu thật cay và không thể không thêm một ít ớt bột. Lúc còn nhỏ, mỗi khi nghe mùi thơm lạch um măng lan ra từ chái bếp, lũ trẻ con chúng tôi đợi mâm cơm bày ra chõng là sà vào ăn, nghe vị lạch ngọt ngào hòa quyện với vị măng hăng hắc, tiêu cay nồng thấm dần nơi đầu lưỡi mà không thể không xuýt xoa.

Thanh Ly/ Báo Quảng Nam

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
  • Rau diếp cá trộn (26/11/2019)
  • Nhớ bó năn bộp của mẹ (19/11/2019)
  • Khoai khô ngào đường (12/11/2019)
  • Lên non ăn... lá sưng (07/11/2019)
  • Lạ miệng, khó quên gỏi sá sùng (05/11/2019)
  • Cá trê đồng nấu canh đọt ớt (30/10/2019)
  • Nức tiếng nem Bùi (28/10/2019)
  • Xôi cốm - hương vị mùa thu Hà Nội (24/10/2019)
  • Nhớ tô nước cơm tuổi thơ (22/10/2019)
  • Thơm lừng cá chai nướng (18/10/2019)
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Sử thi Tây Nguyên – Kho tàng văn hóa tinh thần vô giá
Nhãn lồng Hưng Yên
Nghi lễ và trò chơi kéo co truyền thống
Bánh Cáy làng Nguyễn - đặc sản quê lúa Thái Bình
Cổng làng nơi lưu giữ hồn quê
Nghệ thuật Dù kê của người Khmer Nam bộ
Về thăm làng nghề lụa Tân Châu
Gốm Phù Lãng - Vẻ đẹp mang tên “hồn quê”
Lễ hội Ok Om Bok - sức mạnh kì diệu của Thần Mặt trăng
Muối Cồn Cù chắt chiu từ vị mặn của biển
Lễ hội Nghinh Ông đình Thần Thắng Tam - Nét đặc sắc trong văn hóa ngư dân biển
Độc đáo thuyền thúng Phú Mỹ
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang