07/12/2020 10:31:00 AM
Độc đáo hoa văn hình con nhện của người Tày

Trong rất nhiều họa tiết mang hình cây rừng, núi đồi, dòng suối, hoa sen, hoa đào và các con vật như chim, cá, gà… thì có một con vật được người Tày sử dụng làm hoa văn chính trong sản phẩm gối truyền thống của dân tộc mình. Đó là hình con nhện được thêu cách điệu, tạo nên một nét hoa văn thổ cẩm đặc trưng của dân tộc Tày. Theo quan niệm của người Tày từ xưa, thêu hình con nhện lên gối bằng chỉ thêu rực rỡ nhiều màu mang ý nghĩa đuổi những con nhện độc không đến gần giường, cũng có hàm ý sâu xa là giữ gìn hạnh phúc vợ chồng.

 Giữ nghề thêu thổ cẩm và làm gối truyền thống của người Tày

Bao giờ người Tày cũng làm một đôi gối thổ cẩm, trên hai đầu mặt gối, thêu hoa văn hình một con nhện đực, một con nhện cái tạo thành gối chồng, gối vợ. Trong phong tục truyền thống của đồng bào Tày ở Bản Hồ, trước khi đi lấy chồng, con gái người Tày phải thêu được những hoa văn hình con nhện để làm gối tặng cho bố mẹ chồng và các anh, chị, em bên nhà chồng. Vì vậy, hầu hết con gái dân tộc Tày ở vùng này từ nhỏ đã được bà hoặc mẹ dạy thêu thổ cẩm và làm gối, nhất là phải dạy con cháu mình thêu bằng được hoa văn hình con nhện để may gối.

Người Tày quan niệm, hoa văn con nhện phải được thêu thành cặp đôi, có như thế mới tạo nên sự gắn bó lâu dài giữa nghĩa vợ tình chồng trong mỗi gia đình. Không chỉ thêu hoa văn thổ cẩm lên gối, buồng của con dâu trong gia đình người Tày cũng phải có rèm thêu hình hoa văn một đôi “nhện chồng, nhện vợ”… để cầu mong hạnh phúc đôi lứa trăm năm bền lâu. Và những phụ nữ Tày lớn lên, trước khi về nhà chồng đều tự tay thêu cho mình một đôi gối uyên ương hình con nhện như vậy… Đó là một nét văn hóa bản sắc độc đáo của người Tày vẫn còn lưu giữ đến ngày nay.

 

 Đôi gối của người Tày thêu hoa văn hình đôi nhện cách điệu

Những phụ nữ Tày ở Bản Dền còn kể lại câu chuyện cho chúng tôi nghe về hành trình đi tìm hình mẫu thêu con nhện. Ngày còn bé, họ phải đem gối của bà mình về đặt cạnh để làm mẫu, nhìn và mày mò học theo cách bà mình “làm thêu”. Khi lớn lên, các cô gái Tày biết tự tay thêu vỏ gối và làm gối trước khi về nhà chồng. Sau này, nối nghề truyền thống cho con cháu, bà Hoàng Thị Ngân và các phụ nữ Tày ở Bản Hồ đều dạy lại cho con gái mình, cháu gái mình cách nhuộm chàm, thêu may hoa văn trên gối, rèm cửa, trong đó không thể thiếu hoa văn hình con nhện cách điệu, một nét văn hóa đặc trưng trong kho tàng di sản văn hóa của đồng bào Tày.

Lê Thanh Cường/ langvietonline.vn

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Sử thi Tây Nguyên – Kho tàng văn hóa tinh thần vô giá
Nhãn lồng Hưng Yên
Nghi lễ và trò chơi kéo co truyền thống
Bánh Cáy làng Nguyễn - đặc sản quê lúa Thái Bình
Cổng làng nơi lưu giữ hồn quê
Nghệ thuật Dù kê của người Khmer Nam bộ
Về thăm làng nghề lụa Tân Châu
Gốm Phù Lãng - Vẻ đẹp mang tên “hồn quê”
Lễ hội Ok Om Bok - sức mạnh kì diệu của Thần Mặt trăng
Muối Cồn Cù chắt chiu từ vị mặn của biển
Lễ hội Nghinh Ông đình Thần Thắng Tam - Nét đặc sắc trong văn hóa ngư dân biển
Độc đáo thuyền thúng Phú Mỹ
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang