20/11/2015 10:23:00 AM
Cơm pồi người Chứt

Các món ăn của dân tộc Chứt đều được chế biến đơn giản chủ yếu là luộc, nướng, nhưng với cơm pồi thì chế biến công phu với nhiều công đoạn.

 Cơm pồi người Chứt

Trong cuộc sống sinh tồn và phát triển của bất cứ cộng đồng dân tộc nào, văn hóa ẩm thực đóng một vai trò rất quan trọng, nó không chỉ bảo đảm cho con người về mặt vật chất mà còn thể hiện những giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc đó. Cũng như các dân tộc khác trong vùng, lương thực chủ yếu của đồng bào dân tộc Chứt là ngô, sắn, lúa nương và các loại củ quả (chất có bột) được hái lượm ở rừng.

Các món ăn của đồng bào sau khi được chế biến chủ yếu là luộc, nướng, có những món ăn được chế biến hết sức đơn giản, nhưng đối với món cơm pồi, việc chế biến được trải qua nhiều công đoạn hết sức công phu.

Nguyên liệu để làm món cơm pồi gồm: ngô hạt, lúa nếp nương, sắn củ. Sau khi đã chuẩn bị xong nguyên liệu, ngô hạt được ngâm trong nước độ nửa ngày, vớt ra để ráo, cho vào cối giã mịn; lúa nếp nương cho vào cối giã dập, loại bỏ vỏ trấu và giã đến khi thành bột; sắn củ ngâm nước, bóc vỏ, thái mỏng và cho vào bàn dập ép kiệt nước. Bột ngô, bột nếp, sắn thái mỏng được trộn đều với một ít muối, nước lã, tạo thành một thứ hỗn hợp kết dính, sền sệt.

Có các cách nấu cơm pồi khác nhau. Cách nấu thứ nhất là cho các thứ đã trộn đều vào ống tre, lấy lá chuối rừng nút chặt phần miệng để giữ nhiệt làm cho cơm mau chín và chín đều. Để cho ống tre khỏi nứt khi nướng trên bếp than, đồng bào dùng dao tước bỏ phần vỏ cứng bên ngoài của ống tre; đến lúc có mùi thơm tỏa ra là cơm pồi đã chín. Cách nấu này giống với cách nấu cơm lam của một số dân tộc thiểu số ở các tỉnh phía Bắc.

Cách nấu thứ hai là bỏ tất cả các ống tre có đựng cơm pồi vào nồi, dựng miệng ống tre có nút lá chuối lên trên, đổ nước vào nồi và đun cho đến khi nào cơm pồi tỏa ra mùi thơm là được.

Cách nấu thứ ba là giống như cách đồ xôi của người Việt. Hiện nay, cách nấu này tương đối phổ biến bởi vì tiện dụng. Nếu người Việt dùng vò đồ xôi bằng gốm thì đồng bào Chứt thay bằng một khúc gỗ, khoét rỗng ruột, phía đáy eo lại, có độ dài chừng hai gang rưỡi tay, đường kính chừng một gang rưỡi tay, được đặt trên một cái soong hoặc nồi, đun cách thủy.

Trong 3 cách nấu trên, cách nấu thứ nhất là ngon nhất, cơm pồi có hương vị đặc biệt. Đồng bào thường ăn cơm pồi với canh rau rừng nấu với các loại cá, ốc bắt được dưới khe suối hoặc thịt thú rừng săn bắt được.

Hoàng Văn Tân (Theo Làng Việt)

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
  • "Vì mê Mai Động, vì thèm đậu Mơ" (19/11/2015)
  • Món quà mùa thu - Mùa rươi (17/11/2015)
  • Phở chua Bắc Hà – Món ngon khó lẫn (12/11/2015)
  • Đặc sản Mộc Châu – Ốc đá suối Bàng (10/11/2015)
  • Đậm đà thịt trâu gác bếp - đặc sản núi rừng Tây Bắc (05/11/2015)
  • Dền cơm giải nhiệt ngày hè (03/11/2015)
  • Gỏi bòng bòng - đậm hồn đất đảo (30/10/2015)
  • Ngọt bùi củ ấu (28/10/2015)
  • Chiếc bánh nếp lá gói nơi phố (26/10/2015)
  • Chan chát vị nước lá vối quê nhà (22/10/2015)
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Sử thi Tây Nguyên – Kho tàng văn hóa tinh thần vô giá
Nhãn lồng Hưng Yên
Nghi lễ và trò chơi kéo co truyền thống
Bánh Cáy làng Nguyễn - đặc sản quê lúa Thái Bình
Cổng làng nơi lưu giữ hồn quê
Nghệ thuật Dù kê của người Khmer Nam bộ
Về thăm làng nghề lụa Tân Châu
Gốm Phù Lãng - Vẻ đẹp mang tên “hồn quê”
Lễ hội Ok Om Bok - sức mạnh kì diệu của Thần Mặt trăng
Muối Cồn Cù chắt chiu từ vị mặn của biển
Lễ hội Nghinh Ông đình Thần Thắng Tam - Nét đặc sắc trong văn hóa ngư dân biển
Độc đáo thuyền thúng Phú Mỹ
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang