05/04/2021 10:22:00 AM
“Chợ chiều năm ngàn” ở huyện biên giới Tây Giang

Nếu Tây Bắc có chợ phiên thì đến Tây Giang (Quảng Nam) có “chợ chiều năm ngàn" rất độc đáo. “Chợ chiều năm ngàn" không chỉ là nơi trao đổi mua bán của bà con các dân tộc ở địa phương mà còn trở thành điểm dừng chân của nhiều du khách.

 “Chợ chiều năm ngàn” chỉ có ở huyện Tây Giang, Quảng Nam.

“Chợ chiều năm ngàn” ở thôn A Grồng - xã A Tiêng, huyện Tây Giang bày bán chủ yếu các mặt hàng nông sản và sản vật địa phương như rau dớn, củ sắn, măng khô, măng tươi, tiêu rừng, ớt rừng, mật ong… Tất cả các sản phẩm đều là nông sản sạch được bà con hái từ rừng hoặc là trồng từ vườn nhà, không có thuốc bảo vệ thực vật. Chợ có tên “năm ngàn” là bởi có rất nhiều sản phẩm ở đây được bán với giá 5 ngàn đồng.

Ban đầu, người dân thường họp chợ lúc 5 giờ chiều, nhưng sau này do nhu cầu mua bán tăng lên nên chợ bắt đầu họp từ 7h30 sáng. Những người bán hàng ở đây đều là phụ nữ dân tộc Cơ Tu tại địa phương. Bà Bh’Liêng Nhoi (thôn Agrồng, xã A Tiêng) đã gần 70 tuổi nhưng ngày nào cũng có mặt ở chợ để bán hàng, có hôm chỉ bán vài mớ rau hay ít hạt tiêu rừng. Bà Bh’Liêng Nhoi kể: “Ngày trước, bà con ở đây không biết buôn bán đâu. Nay người Cơ Tu mình học theo Atụt (người Kinh), sản phẩm làm ra, mình đem ra chợ đổi tiền mua sắm thứ khác để trang trải cuộc sống gia đình. Người Cơ Tu xung quanh đây đều mang rau của nhà trồng được ra chợ này bán. Rau của mình trồng không dùng thuốc nên khách dưới đồng bằng lên mua rất đông!”

Chính vì những sản phẩm tại “Chợ chiều năm ngàn” đều là những sản phẩm sạch, mang đậm nét văn hóa của đồng bào DTTS ở vùng cao nên ai cũng thích đến đây mua hàng. Từ “Chợ chiều năm ngàn” với giá trị quy đổi là những bó rau, con cá, nhúm măng, nải chuối… nay đã có nhiều sản vật được bán với giá vài chục, thậm chí vài trăm ngàn đồng như mật ong, rượu ba kích, rượu Tà Vạt, những tấm thổ cẩm, gùi mây…

 Nông sản bán tại chợ đều có giá 5 ngàn đồng

Nói về khu “Chợ chiều năm ngàn”, anh A lăng Tối, Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Tây Giang cho biết: “Trước đây, chợ chiều chỉ là một bãi đất trống bên đường. Sau này, thấy bà con bán nông sản rất đông khách nhưng khi gặp trời mưa gió thì rất vất vả nên chính quyền huyện Tây Giang đã huy động xây dựng khu chợ trên diện tích gần 200m2, cột bằng sắt thép, mái lợp tôn, tổng kinh phí xây dựng khoảng 150 triệu đồng. Có chợ mái tôn che mưa nắng, bà con ngồi bán hàng cũng đỡ vất vả".

Có chợ mới, nhiều hộ dân từ các xã lân cận như Anông, Lăng, Bhalêê, thậm chí các xã biên giới xa xôi như Tr'hy hay xã vùng thấp như Avương cũng nườm nượp chở đủ các loại rau, củ, quả đem đến bán, tạo thêm nguồn thu cho gia đình. Để tạo mọi điều kiện cho bà con mua bán, trao đổi hàng hóa, chính quyền địa phương thống nhất không thu thuế buôn bán của người dân.

Hiện nay, “Chợ chiều năm ngàn" đang là điểm dừng chân thú vị cho du khách khi đặt chân tới huyện miền núi Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Địa phương đang có chủ trương nhân rộng mô hình này về các xã để khuyến khích người dân đưa các mặt hàng đặc sản của địa phương ra bán tại chợ, tăng thêm nguồn thu cho gia đình.

Minh Ngọc/ baodantoc.vn

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Sử thi Tây Nguyên – Kho tàng văn hóa tinh thần vô giá
Nhãn lồng Hưng Yên
Nghi lễ và trò chơi kéo co truyền thống
Bánh Cáy làng Nguyễn - đặc sản quê lúa Thái Bình
Cổng làng nơi lưu giữ hồn quê
Nghệ thuật Dù kê của người Khmer Nam bộ
Về thăm làng nghề lụa Tân Châu
Gốm Phù Lãng - Vẻ đẹp mang tên “hồn quê”
Lễ hội Ok Om Bok - sức mạnh kì diệu của Thần Mặt trăng
Muối Cồn Cù chắt chiu từ vị mặn của biển
Lễ hội Nghinh Ông đình Thần Thắng Tam - Nét đặc sắc trong văn hóa ngư dân biển
Độc đáo thuyền thúng Phú Mỹ
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang