18/07/2019 04:00:00 PM
Cá sỉnh Mường Lò

Mường Lò được mọi người biết đến là vùng lòng chảo có đồng lúa lớn thứ hai vùng Tây Bắc. Mường Lò có dòng Nậm Thia, Nậm Tộc trong lành, khơi nguồn từ Trạm Tấu chảy về đã mang lại cho cánh đồng Mường Lò nguồn thủy sản tự nhiên vô tận cùng với những bàn tay khéo léo của những cô gái Thái đã trở thành đặc sản riêng có ở Mường Lò.

 Vợ ông Pổn sấy cá sỉnh để đãi khách quý. Ảnh: Nhật Thanh

Đến Mường Lò, Nghĩa Lộ (Yên Bái) ai cũng được một lần nếm thử món cá sỉnh. Loài cá được người Thái ở Mường Lò coi là sản vật quý được trời đất ban tặng. Những câu chuyện về dòng Nậm Thia có loài cá sỉnh chỉ sống duy nhất nơi đây, chỉ ăn rêu đá, mùa sinh đẻ thường ngược về nguồn, cho nên mọi người hay ví cá sỉnh giống như cá hồi ở vùng Tây Bắc, mang đến cho du khách cảm nhận vẻ đẹp về Mường Lò quyến rũ đầy mê hoặc.

2 giờ sáng, tôi lên mảng của bố con ông Lò Văn Pổn, ở bản Phán Thượng, xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái là người có kinh nghiệm nhất trong bản ngược suối Nậm Thia để đi săn cá sỉnh. Bè mảng ghép lại từ 5 - 6 cây tre già, dụng cụ bắt cá là lưới chài. Mỗi bè đi săn cá chỉ có 2 người, thường là hai cha con, nhưng lần này tôi được “ưu ái” cho đi cùng, với điều kiện ngồi yên lặng và không làm gì cả.

Ông Lò Văn Pổn cho biết: Để bắt được cá sỉnh không phải dễ dàng, bởi đây là loài cá rất khỏe, thích sống nơi nước chảy xiết, sợ tiếng động lạ... Người đi bắt cá phải thao tác nhuần nhuyễn, người ngồi sau điều khiển mảng, người trước lựa dòng chảy quan sát nơi cá sỉnh ăn để quăng chài.

Trong lúc đẩy mảng tìm nơi cá vượt dòng, ông Lò Văn Pổn kể: Hồi trước, nước suối Nậm Thia chảy xiết, nhiều người dân trong bản bắt cá bằng cách làm các “chuôm đá”. Lựa những nơi cá sỉnh tập trung đông, cánh đàn ông dìm mình trong dòng nước xếp những hòn đá lại thành đống, tạo nhiều khe, nhiều hốc và các “chuôm” này không to quá một vòng chài.

Để nhử cá, người ta bỏ vào đó xương trâu, bò. Sau vài cơn lũ, cá về tập trung ẩn náu đã nhiều, cả phường chài tập trung căng một đoạn dây vắt qua suối, cách một mét lại buộc bẹ chuối tươi, rồi hò nhau xua đuổi cá từ phía hạ lưu lên. Thấy động, cá lao lên phía thượng nguồn, gặp vật lạ là các bẹ chuối lấp lánh, cá chui vào các “chuôm” để trốn. Chỉ chờ có thế, chài được quăng xuống quây kín lấy các “chuôm”, dìm kín chân chì không cho cá lọt ra ngoài, rồi từ từ dỡ từng viên đá ra, bắt cá. Có “chuôm” bắt được 4 - 5kg. Cách làm này không những được nhiều cá, mà còn thú vị là tập trung đông người bắt, tạo một nét sinh hoạt truyền thống của người Thái nơi này.

Sau một giờ vượt dòng Nậm Thia, chúng tôi đến một dòng chảy to và xiết. Với kinh nghiệm của ông Pổn, đây là nơi cá sỉnh thích sống nhất. Qua 3 lần tung chài, con cá sỉnh đầu tiên cũng được bố con ông Pổn bắt lên. Cá sỉnh trông gần giống loài cá “trôi Ấn Độ” nhỏ, điều khác biệt ở chỗ nó có môi đen xanh và dày, mình thon dài, đầu nhỏ, vẩy trắng, lăn tăn như hoa bạc, hai bên lườn ánh xanh. Con nào to nhất cũng chỉ bằng bốn ngón tay.

Ông Pổn cho biết: Loài cá này về mùa sinh đẻ thường ngược về nguồn để cùng giao duyên, đẻ trứng sinh nở bảo toàn nòi giống. Nhờ dòng nước xiết đã đẩy lũ cá con dạt về nơi dòng chảy yếu hơn để lớn lên.

Cả một đêm dài, đẩy mảng vượt qua hàng chục thác xiết, quăng lưới không biết bao lần, bố con ông Pổn cũng chỉ bắt được 2kg cá sỉnh, bán ở chợ Mường Lò cũng được 150.000 đồng/kg.

Nhưng hôm nay khác với mọi hôm là có nhà báo “hỗ trợ” may mắn bắt được nhiều cá đến vậy, nên ông sẽ trổ tài chế biến để tiếp khách quý với nhiều món ăn truyền thống. Theo ông Pổn, đơn giản nhất là món “pa kính pỉnh” là cá sỉnh tươi thoa muối kẹp bằng gắp tre, nướng trên than hồng. Khi nào mỡ cá xèo xèo bốc mùi ngầy ngậy trên than, cá vàng đều, thì mang xuống chấm với muối, chanh, hạt sẻn, gừng, thưởng thức.

Du khách khi đến Mường Lò vẫn còn được chứng kiến đoàn nhà trai đem những lễ vật là cá nướng, cá sấy buộc từng đôi lại với nhau đến nhà gái dẫn cưới, với ý nghĩa chuyên chở âm dương giao hòa và nhân sinh cao đẹp, góp phần xe duyên thắm cho đôi lứa...

Theo bienphong.com.vn

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
  • Bánh quai vạc - đặc sản khó quên ở Phan Thiết (16/07/2019)
  • Phở cuốn Ngũ Xã (11/07/2019)
  • Kem mút ấu thơ (09/07/2019)
  • Nhút tép Lệ Thủy (04/07/2019)
  • Đặc sản rau hôi vùng cao (02/07/2019)
  • Bún của người Tày ở Thượng Lâm (27/06/2019)
  • Bánh Khẩu Xén Điện Biên, ăn một lần nhớ mãi (25/06/2019)
  • Thanh mát gỏi cá Đục (20/06/2019)
  • Hoài niệm cơm thố (18/06/2019)
  • Bánh khúc Hà Nội - Ngày ấy và bây giờ (14/06/2019)
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Sử thi Tây Nguyên – Kho tàng văn hóa tinh thần vô giá
Nhãn lồng Hưng Yên
Nghi lễ và trò chơi kéo co truyền thống
Bánh Cáy làng Nguyễn - đặc sản quê lúa Thái Bình
Cổng làng nơi lưu giữ hồn quê
Nghệ thuật Dù kê của người Khmer Nam bộ
Về thăm làng nghề lụa Tân Châu
Gốm Phù Lãng - Vẻ đẹp mang tên “hồn quê”
Lễ hội Ok Om Bok - sức mạnh kì diệu của Thần Mặt trăng
Muối Cồn Cù chắt chiu từ vị mặn của biển
Lễ hội Nghinh Ông đình Thần Thắng Tam - Nét đặc sắc trong văn hóa ngư dân biển
Độc đáo thuyền thúng Phú Mỹ
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang