05/05/2021 02:17:00 PM
Bánh ram ít món ăn dân dã ở Huế

Cái tên bánh ram ít ở Huế, bánh ram ít là một trong những món ăn dân dã rất quen thuộc với người dân. Bánh có từ bao giờ thì ít ai biết, thế nhưng có người nói bánh ram ít từ lâu đã trở thành đặc sản trong cung đình xưa. Mỗi khi nhắc đến ẩm thực Huế, chắc chắn ai đã từng thưởng thức thì không thể quên được vị ngon đặc biệt lạ miệng mà bánh ram ít mang lại.

Bánh ram ít có nguồn gốc từ cung đình Huế 

Bánh ram ít được chia làm 2 phần là phần bánh ít mềm dẻo ở phía trên và phần bánh ram thơm giòn ở bên dưới. Hai thứ hương vị tưởng chừng không thể kết hợp này khi qua bàn tay khéo léo của người làm bánh tạo nên một hương vị cuốn hút riêng. Khi ăn bánh ram ít, sẽ cảm nhận được vị giòn và dẻo của bánh ram cùng bánh ít. Chúng hòa quyện vào nhau vô cùng hoàn hảo bánh có thể béo nhưng có thể ăn hoài mà không thấy ngán, ở Huế có rất nhiều gia đình làm bánh ram ít có truyền thống lâu đời. Đến Huế có thể tìm thấy bánh ram ít ở những quán ăn vỉa hè ven đường hay trong những nhà hàng sang trọng ở Huế.

Cách làm bánh ram ít, để làm 2 loại bánh này rất khác nhau nhưng lại có chung nguyên liệu là bột nếp. Việc đầu tiên cần phải chuẩn bị khi làm bánh ram ít là làm bột nếp. Để bánh được ngon thì trước hết bột nếp làm bánh phải là loại được xay từ nếp nguyên chất.Nếp được sử dụng để làm bánh phải là thứ nếp trắng, dẻo hảo hạng tự xay. Bột nếp tự xay sẽ mịn và thơm hơn. Đó cũng là một trong những bí quyết để giữ lại hương vị truyền thống của bánh. Bột nếp sau khi xay nhuyễn được làm khô bằng cách bỏ vào bao vải và đè vật nặng lên cho ráo hết nước.
Nhân bánh ít không phải là thịt như những loại bánh khác mà là nhân tôm đất. Tôm đất là một đặc sản đặc trưng của ẩm thực Huế. Tôm sẽ được xào trong mỡ hành đến khi chín rồi múc ra. Dùng tôm đất làm nhân bánh sẽ tạo nên một hương vị rất Huế cho món bánh ram ít. Để làm được bánh ít ngon đòi hỏi người làm bánh phải khéo léo nặn để bánh nhìn đẹp và nhân không bị bung ra. Bánh ít nhìn chỉ bằng 2 hay 3 ngón tay mà thôi, rất xinh xắn, bởi thế mới mang tên là bánh ít. Bánh sẽ được hấp trên mẹt tre khoảng 15 đến 20 phút là chín. Bánh sau khi hấp có độ dẻo và màu trắng ngần nhìn vô cùng hấp dẫn.

Đặc sản có tên là bánh ram ít bởi vì dưới bánh ít còn được đặt thêm một phần bánh ram để làm tăng thêm hương vị cho món ăn. Bánh ram là một miếng bột nhỏ bằng bánh ít nhưng dẹp hơn được đem sơ qua dầu đến khi giòn thơm mới vớt ra. Để bánh có độ giòn, khi nhào bột, người làm bánh thường cho ít nước vào bột hơn bánh ít.

Khi bày bánh ram ít ra đĩa, các gia đình ở Huế thường đặt phần bánh ít ở phía trên để trông bắt mắt hơn, phía dưới đĩa đặt lá chuối xanh, hoạc đĩa màu trắng. Đi kèm với đĩa bánh ram ít là chén nước chấm chua ngọt được pha chế rất cầu kì. Nước chấm được làm không quá mặn hay quá ngọt, có vị cay của ớt, vị nồng của tỏi và vị chua của chanh. Thường mỗi một quán ăn hay nhà hàng bán bánh ram ít sẽ có một loại nước chấm mang hương vị riêng của quán.

Không chỉ có bánh ram ít, ẩm thực ở Huế, mà giờ món bánh đã có mặt ở các thành phố như Hà Nội.. Ai đã từng thưởng thức món bánh ram ít khi cầm miếng bánh ram ít lên, sau đó chấm vào chén nước chấm đi kèm và thưởng thức, sẽ cảm nhận được vị ngon của ẩm thực Huế ẩn giấu trong từng miếng bánh ram ít nhỏ nhắn này. Bánh ram ít nhỏ nhắn nên khi ăn có thể cho nguyên miếng bánh vào miệng để thưởng thức. Sự kết hợp hoàn hảo giữa độ dẻo của bánh ít, độ giòn của bánh ram cùng hương vị thơm ngon tinh tế của nước chấm hảo hạng đã làm nên một món bánh làm say lòng thực khách cố đô./.

Bài: Bích Vân, ảnh: Thanh Giang/ Báo Ảnh Việt Nam

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
  • Lạ miệng với bông lục bình xào tép (29/04/2021)
  • Kem Côn Đảo dừa đất (27/04/2021)
  • Bánh tráng cá cơm (22/04/2021)
  • Những món ăn độc đáo từ hoa ban (15/04/2021)
  • Cơm tấm Sài Gòn (13/04/2021)
  • Cá nâu nấu canh thơm cà (07/04/2021)
  • Nhớ những hũ trà hoa bưởi! (02/04/2021)
  • Nhớ sao hương vị mắm đồng! (01/04/2021)
  • Dưa gang (30/03/2021)
  • Món ngon từ bắp (25/03/2021)
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Sử thi Tây Nguyên – Kho tàng văn hóa tinh thần vô giá
Nhãn lồng Hưng Yên
Nghi lễ và trò chơi kéo co truyền thống
Bánh Cáy làng Nguyễn - đặc sản quê lúa Thái Bình
Cổng làng nơi lưu giữ hồn quê
Nghệ thuật Dù kê của người Khmer Nam bộ
Về thăm làng nghề lụa Tân Châu
Gốm Phù Lãng - Vẻ đẹp mang tên “hồn quê”
Lễ hội Ok Om Bok - sức mạnh kì diệu của Thần Mặt trăng
Muối Cồn Cù chắt chiu từ vị mặn của biển
Lễ hội Nghinh Ông đình Thần Thắng Tam - Nét đặc sắc trong văn hóa ngư dân biển
Độc đáo thuyền thúng Phú Mỹ
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang