Gia đình Việt Nam

Anh, chị, em 

Luân thường ràng buộc anh, chị, em vào chữ đễ (thuận hoà, thương yêu nhau)

Ca dao:  

Khôn ngoan đá đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.

 Tục ngữ: 

Anh em như thể tay chân 

Anh cả (trưởng tử hoặc thứ trưởng tử): Khi cha mẹ mất thay cha mẹ dạy bảo các em còn nhỏ, gây dựng cho các em khi khôn lớn, quán xuyến mọi việc trong gia đình (ma chay, giỗ tết...)

 Thứ trưởng tử: Cha nhiều vợ, con vợ cả dù ít tuổi hơn vẫn được là anh, là chị. Nếu vợ cả không con trai, chồng có thể lấy con trai vợ lẽ hoặc vợ thứ để lập tự (lập người nối dõi) gọi là thứ trưởng tử, có quyền lợi như con cả (trưởng tử)

 Con út: Nếu anh chị em đã ở riêng, con út ở với bố mẹ để hầu hạ. Con út được hưởng của cải bố mẹ để lại, nếu bố mẹ không còn gì mà anh chị em không tốt, con út chịu thiệt.

 Tục ngữ: giàu con út, khó con út.

 Anh em rể, chị em dâu: Chồng chị hoặc em gái mình; vợ của anh hoặc em trai mình, ít có sự thuận hoà trong đám người trên.

 Anh chị em họ: Về bên nội gọi là anh chị em con chú, con bác. Về bên ngoại gọi là anh chị em con cô, con cậu hoặc con dì con già (dì là em mẹ, già là chị mẹ). Xuống đến hàng cháu là cháu chú, cháu bác, cháu gì cháu già. Những người anh, chị, em họ này là cháu nội, cháu ngoại của các ông bà, là anh chị em với nhau.