Bài 9. Khoa học

I. Hội thoại:   

ÁNH:

- Minh ơi, lại đây tớ bảo.

MINH:

- Cậu bảo gì? Từ nãy đến giờ gọi nhiều quá đấy. Để tớ học bài chứ. Cậu gọi ít thôi kẻo tớ đi chỗ khác đấy!

ÁNH:

- Cậu cứ bỏ quyển sách xuống xem bài này đi, hay lắm. Không ai lấy mất sách đâu.

MINH:

- Xem nào. ( ... ). Bài này hay! Nói về nạn gia tăng dân số phải không? Ai chẳng biết, chủ đề quá cũ rồi.

ÁNH:

- Cậu chẳng xem kỹ gì cả. Bài báo hay là vì có những con số rất thuyết phục. Này nhé, dân số thế giới từ năm 1960 đến 1999 tăng từ ba tỷ lên sáu tỷ, tức là chỉ trong vòng 40 năm đã tăng gấp đôi?

MINH:

- biết rồi, còn gì nữa không?

ÁNH:

- Năm 1997, cả thế giới có hơn 800 triệu người thường xuyên không đủ ăn.

MINH:

- nhiều nước ở trong tình trạng ấy, dân số phát triển bừa bãi quá cho nên nghèo, nhất là ở các nước đang phát triển ấy.

ÁNH:

- Vì thế ở nhiều nước mới cần kế hoạch hóa gia đình, không thì làm sao mà hạn chế được sự gia tăng dân số. À này, sau này cậu định có mấy con?

MINH:

- Mọi người thế nào tớ thế ấy, Mà con tớ sẽ là nhà du hành vũ trụ nhớ.

ÁNH:

- Ghê thế ?

MINH:

- Cậu quên mất là tớ rất thích các vấn đề khoa học vũ trụ à? Bây giờ môi trường thì ô nhiễm, người thì thiếu chỗ ở, các nguồn nhiên liệu thì sắp cạn, tất nhiên người ta phải nghiên cứu khoa học để đi thám hiểm các hành tinh khác. Nếu phát hiện được hành tinh nào có sự sống thì tuyệt. Cư dân trái đất sẽ chuyển lên đó sống.

ÁNH:

- Bây giờ, tớ mới hiểu tại sao giáo sư qúy cậu thế. Cậu có những ý tưởng y hệt giáo sư. Đúng là thầy nào trò nấy.

   

Bảng từ

nạn
gia tăng
thuyết phục
bừa bãi
kế hoạch hóa
hạn chế
nhà du hành vũ trụ
ghê

môi trường
ô nhiễm
nhiên liệu
cạn
thám hiểm
hành tinh
ý tưởng 

II. Chú thích ngữ pháp:

1.

A   kẻo   B

A   không thì   B

Hai mẫu câu này có ý nghĩa giống nhau; nhưng tình huống sử dụng khác nhau.

a.

A   kẻo   B

Mẫu này chỉ dùng trong câu cầu khiến mệnh lệnh.

Ví dụ: - Đi nhanh lên kẻo muộn!

b.

A   không thì   B

Mẫu này chỉ dùng trong câu kể 

Ví dụ: - Tôi phải đi ngay bây giờ không thì muộn mất. 

2.

  +   tính từ

trong trường hợp này được dùng trước tính từ với nghĩa mỉa mai để tỏ ý phản bác ý kiến người đối thoại.

Ví dụ:

 

A - Cơm ngon nhỉ?

B - Cơm này ngon!

(B muốn nói: theo tôi, cơm này không ngon)

3.        A nào B ấy

A gì B nấy

A ai B người đấy / nấy

A đâu B đấy

A bao nhiêu B bấy nhiêu 

Các cặp từ biểu lộ sự tương ứng và giống nhau giữa hai vế A và B. A và B có thể là:

a. hai sự vật:    
 

Danh từ

+

nào

thế nào

+

danh từ

+

ấy l nấy

thế ấy

Ví dụ:

 

- Thày nào trò nấy.

- Mùa nào rau ấy.

b. hai trạng thái hoặc hai hành động:

 

động từ

 

+

ai

đâu

bao nhiêu

 

động từ

 

+

nấy

người nấy

đấy

bấy nhiêu

Ví dụ:

 

- Anh ăn tôi ăn nấy.

- Anh ghét ai tôi ghét người nấy.

- Anh đi đâu tôi đi đấy.

- Anh mua bao nhiêu tôi mua bấy nhiêu.

4.

Động từ  

+

mất

được

+ Mất có nghĩa là tổn hại, thiếu hụt.

+ Được có nghĩa là thêm vào.

+ Khi kết hợp với động từ, mất có sắc thái tiêu cực; được có sắc thái tích cực.

Ví dụ:

 

- Tôi mua được một bộ quần áo rất đẹp.

- Tôi nhìn thấy một bộ quần áo rất đẹp trong cửa hàng và quyết định về nhà lấy tiền để mua, nhưng khi quay lại, người khác đã mua mất bộ quần áo đó.

- Mặc dù bài này khó nhưng tôi hiểu được gần hết.

- Tôi quên mất kính ở nhà rồi! 

III. Bài luyện:

1. Hãy dùng từ “mà” để tạo nên câu phản bác ý kiến người đối thoại:

Mẫu:

 

A. Hoa đẹp quá!

B. Hoa này .....................!

B. Hoa này mà đẹp!

a - Cái quần này chật nhỉ?

   - Quần này .....................!

b - Cái ti vi này to quá!

   - Ti vi này .....................!

c - Tôi nghĩ rằng anh ấy là người thông minh.

   - Anh ấy .......:.............!

d - Nước hoa này có mùi dễ chịu.

   - Mùi này .....................!

e - Kem ngọt quá.

   - Kem này .....................!

f - Phim này không hay.

  - Phim này .....................!

g - Cái nhẫn này chắc là đắt tiền lắm.

   - Nhẫn này ..................... ?

2. Viết tiếp các câu sau:

Mẫu:

- Giọng bố anh ấy thế nào ............................

- Giọng bố anh ấy thế nào giọng anh ấy thế ấy.

a. Cô ấy đi đâu, ..............................

..........................................................

b. Mọi người ăn gì?

..............................................................

c. Cái nhà này cao bao nhiêu ........... 

...............................................................

d. Chị tôi học thầy nào, ....................... 

.................................................................

e. Bố tôi thích loại sách nào .................

................................................................. 

3. Hoàn thành các câu sau:

a. Muộn rồi, đi nhanh lên kẻo .......................

b. Em nói chậm thôi kẻo .......................

c. Đừng nên ăn quá no trước khi đi ngủ kẻo .......................

d. Trời đang mưa đấy, lấy áo mưa của tôi mà mặc kẻo .................

e. Tối nay tớ phải thức ôn tập, không thì .......................

f. Tôi nghĩ rằng chúng ta phải giải quyết vấn đề này ngay, không thì .......................

g. Phải dạy con từ khi nhỏ, không thì ....................... 

4. Hãy điền “kẻo” hoặc “không thì” vào các câu sau sao cho hợp lý:

Mẫu:

- Đi nhanh lên ................. muộn ?

- Đi nhanh lên kẻo muộn!

a. Đi nhanh lên ............ muộn!

b. Tôi phải học bài suốt đêm nay, ........... sẽ trượt trong kỳ thi ngày mai. 

c. Anh ăn cơm đi ............... nguội!

d. Mặc thêm áo vào ................ lạnh!

e. - Chị Bình đi đâu rồi?

    - Chị ấy vừa mới ra ngân hàng để rút tiền, .................. không có tiền tiêu.

f. Đừng phóng xe nhanh quá .................. nguy hiểm!

g. Có lẽ anh ấy nên xin lỗi vợ, .................. chị ấy sẽ giận lắm.

h. Nghe nói phim này rất hay, tôi phải cố gắng đi xem, .................. tiếc lắm.

i. Chị ấy nói rằng tuần sau chị ấy sẽ về thăm bố mẹ chị ấy, .........bố mẹ chị ấy buồn.

k. Đội mũ vào .............. cảm nắng bây giờ ? 

5. Hãy thêm từ “được”  hoặc “mất”  vào những câu sau sao cho hợp lý:

Mẫu:

- Sau 3 tháng, tôi đã nói ................ một ít tiếng Việt.

- Sau 3 tháng, tôi đã nói được một ít tiếng Việt.

a. Sau 3 tháng, tôi đã nói ................ một ít tiếng Việt.

b. Kẻ cắp đã lấy ................... ví tiền của tôi.

c. Buổi học hôm nay lớp thiếu .................... ba sinh viên.

d. Hôm qua Minh mua ................ một cái áo khoác rất đẹp.

e. Con bé đọc đi đọc lại mà vẫn chưa nhớ .................... nội dung bài đọc.

f. Anh ấy đã quên ................ số điện thoại của tôi.

g. Tôi định mượn cô ấy quyển sách, nhưng cô ấy đã cho mượn…………

h. Tôi phải đi ngay, không thì muộn .............................................

i. Jack đứng phố suốt 2 tiếng mà không bán ................ tờ báo nào.

k. Trông anh ấy mệt quá rồi. Anh ấy ốm .......................................

IV. Bài đọc:

Chinh phục sao Hỏa – ước mơ đã thành sự thật

Đất đỏ và đá xanh là những hình ảnh đầu tiên của sao Hỏa vừa được gửi về trái đất. Các nhà khoa học của Trung tâm điều khiển lập tức nghiên cứu những thông tin này. Hình ảnh bầu trời màu nâu đỏ, một vùng đất đá khô có những ngọn đồi ở xa được đưa ngay lên mạng Internet.

Sau cuộc hành trình kéo dài hơn 6 tháng, vượt qua khoảng cách 500 triệu km (gấp 120 lần khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trăng) với vận tốc 26.000 km/giờ, tàu Pathfinder đã lên tới sao Hỏa lúc 19 giờ (giờ Mỹ) ngày 4/7/1997. Lao qua bầu khí quyển quanh sao Hỏa, chiếc tàu nặng 600 kg đã mở dù, rơi xuống và nẩy lên nhiều lần ở độ cao tương đương với ngôi nhà 10 tầng, nhưng các thiết bị của tàu vẫn an toàn. Năm phút sau, Pathfinder bắt đầu gửi tín hiệu về trái đất bằng pin mặt trời. Người phụ trách chương trình này cho biết: Chúng tôi muốn Pathfinder hạ cánh xuống phía nam thung lũng, bên cạnh một con sông đã khô cạn cách đây hàng triệu năm, nơi có nhiều điều kiện thăm dò nhất. Chúng tôi muốn tránh vùng có nhiều hố vì chúng có thể trở thành cái bẫy đối với tàu.

19 giờ 08 phút, hy vọng của các nhà khoa học không gian đã thành sự thật. Việc hạ cánh thành công của Pathfinder đánh dấu việc lần đầu tiên một tàu vũ trụ của Mỹ chạm được mặt đất của sao Hỏa kể từ sau lần hạ cánh của tàu Viking năm 1976. Vài giờ sau đó, chiếc Sojoumer 6 bánh nặng 10 kg, di chuyển được trên mọi địa hình, bắt đầu một tuần thám hiểm sao Hỏa và các tầng đất để tìm dấu hiệu của nước và các vùng đất phù sa. Trước khi Sojoumer lăn bánh, các máy quay của nó đã quay các vùng đất chung quanh và chuyển hình về Trung tâm điều khiển. Dựa vào các thông tin chuyển về, các nhà khoa học trung tâm sẽ lập kế hoạch cho Sojoumer.

Giờ đây, các nhà khoa học Mỹ có quyền kỳ vọng nhiều hơn vào những kế hoạch chinh phục sao Hỏa mà họ đã đề ra trong thời gian qua: tàu thăm đò Global Surveyor hạ cánh xuống sao Hỏa vào thời gian tới sẽ có nhiệm vụ vẽ bản đồ hành tinh này. Từ năm 1998 cho đến 2004 sẽ lần lượt phóng một số tàu thám hiểm khác. Đến năm 2005, một con tàu thăm dò có khả năng quay trở lại Trái đất với những mẫu vật thu được trên sao Hỏa sẽ được tiếp tục phóng lên...   

Bảng từ

chinh phục
sao Hỏa
điều khiển
đồi
hành trình
vận tốc
lao
khí quyển

nẩy
tín hiệu
pin
phụ trách

thung lũng
thăm dò
hố
bẫy
không gian
đánh dấu
địa hình
phù sa
kỳ vọng
hành tinh
phóng
mẫu vật

V. Bài tập:

1. Dựa vào bài đọc, hãy kiểm tra xem những thông tin dưới đây đúng hay sai:

a. Trên sao Hỏa có nhiều nước.

b. Tàu vũ trụ của Mỹ tên là Martian.

c. Tàu vũ trụ sử dụng pin mặt trời để gửi tín hiệu cho trái đất.

d. Pathfinder hạ cánh xuống cửa biển.

e.Trên sao Hỏa có nhiều hố.

f. Năm 2005 sẽ có người sống ở sao Hỏa. 

2. Dựa vào bài đọc, hãy chọn một khả năng đúng trong các khả năng cho trước (A, B, C, D) để hoàn chỉnh những câu dưới đây: 

a. Tàu vũ trụ hạ cánh xuống sao Hỏa cách đây hơn 20 năm có tên là .................... 

A. Pathfinder

C. Viking

B. Martian

D. Sojoumer

b. Khoảng cách từ trái đất đến mặt trăng khoảng ................. 

A. 500 triệu km

C. 4.160.000 km 

B. 60.000 triệu

D. 5.000 triệu km

c. Theo bài đọc, trên sao Hỏa không có ............... 

A. Than

C. Đá 

B. Đất

D. Khoáng sản 

d. Sau khi hạ cánh xuống sao Hỏa tàu Pathfinder ....................

A. Mở các tấm pin mặt trời

B. Chuyển hình ảnh sao Hỏa về trái đất

C. Mở dù

D. Di chuyển nhanh hơn

e. Kế hoạch chinh phục sao Hỏa trong tương lai gần bao gồm những việc dưới đây, trừ .................

A. Các nhà du hành vũ trụ tham quan sao Hỏa

B. Một con tàu thăm dò sẽ được phóng lên sao Hỏa năm 2005

C. Tàu thăm dò Global Surveyor sẽ vẽ bản đồ sao Hỏa

D. Từ 1998 đến 2004 một số tàu thám hiểm khác cũng tới sao Hỏa

3. Hoàn thành các câu sau:

a. Đất xanh và đá đỏ là những hình ảnh đầu tiên .......................

b. Tàu Pathfinder đã tới sao Hỏa lúc 19 giờ ngày 4/7 sau ...........

c. Nơi có nhiều điều kiện thăm dò nhất là ....................................

d. Bẫy đối với tàu là những vùng ..................................................

e. Tàu Pathfinder hạ cánh thành công ..........................................

f. Kế hoạch chinh phục sao Hỏa được các nhà khoa học Mỹ đề ra là ...........................

4. Hãy điền các từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau (các từ gợi ý: thám hiểm, pin mặt trời, hố, nảy lên, phù sa, cuộc hành trình, mở dù, khô cạn, bầu khí quyển, kỳ vọng):

a. ...................... là loại đất rất thích hợp để trồng lúa.

b. Các nhà ...................... rất muốn đến Nam cực.

c. Quả bóng cao su rơi xuống rồi ...................... vài lần.

d. Nhiều năm không mưa, con sông này đã trở nên .....................

e. Khi người phi công lao ra khỏi máy bay, anh ta .......................... và hạ xuống đất an toàn.

f. Sau ........................... dài, các khách du lịch đều mỏi mệt.

g. Vì các nguồn nhiên liệu cổ điển như dầu hỏa, than đá, uranium… có nguy cơ cạn kiệt, người ta ngày càng có xu hướng sử dụng ….................

h. - Anh đang làm gì đấy?

    - Tôi đào ............. trồng cây.

i. Bố mẹ thường ...................... về tương lai con cái mình.

k. Do ô nhiễm môi trường, ...................... xung quanh trái đất đang nóng dần lên. 

5. Phát âm các tổ hợp từ sau: 

a. Phòng thí nghiệm

b. Chế độ ăn

 c. Mối liên hệ

d. Thức ăn bổ dưỡng

e. Cân nặng trung bình

f. Năng động 

6. Nghe bài “Thí nghiệm” :    

Sau khi nghe, hãy kiểm tra những thông tin dưới đây xem đúng hay sai:

a. Các nhà khoa học trong phòng thí nghiệm này đang thí nghiệm với khỉ.

b. Họ đang nghiên cứu quan hệ giữa chế độ ăn và sức khỏe.

c. Đây là thí nghiệm duy nhất trong phòng thí nghiệm này.

d. Cả ba nhóm đều nhận lượng thức ăn giống nhau.

e. Nhóm thứ nhất nhận thức ăn bổ dưỡng nhất.

f. Chuột gầy hơn sống lâu hơn chuột béo hơn.

g. Chuột có cân nặng trung bình sống khoảng ba năm.

h. Chuột béo thường hay bị ốm hơn chuột gầy.

i. Nhóm chuột thứ hai khỏe mạnh và năng động nhất.

k. Thí nghiệm đã kết thúc. 

7. Hãy tóm tắt lại bài nghe theo ý của bạn. 

8. Hãy phát biểu ý kiến của bạn về một trong những vấn đề dưới đây:

a. Một ngành khoa học làm cho bạn thích.

b. Cuộc sống ở thế kỷ XXI. 

VI. Bài đọc thêm:

Tại sao con người lại ốm đau?

Tại sao quá trình tiến hóa hàng triệu năm lại không loại bỏ tất cả những gene chỉ tồn tại để hành hạ hoặc giết chết con người?

Hai nhà nghiên cứu người Mỹ, nhà y học Randolph Nesse và nhà sinh vật học tiến hóa George Wiliams; đều là những người sáng lập bộ môn y học Darwin, đã đi tìm các nguyên nhân về mặt tiến hóa của những căn bệnh mà con người thường mắc phải. Theo họ, nhiều căn bệnh hoàn toàn không thừa chút nào đối với con người, vì “khả năng chịu đau đớn là một hành động tự vệ có ích”. Chẳng hạn như cơn sốt. Cơn sốt thường là phản ứng của cơ thể trước việc nhiễm trùng, vì rất nhiều vi trùng không có khả năng sinh sản khi nhiệt độ của cơ thể lên cao. Một vài loại bệnh tiêu chảy thực ra là hành động đuổi một loại vi trùng ra khỏi cơ thể. Nỗi sợ hãi và cảm giác đau đớn bảo vệ con người trước những khả năng bị chấn thương nguy hiểm. Cảm giác khó chịu sáng sáng của những người phụ nữ mang thai có nhiệm vụ ngăn cấm những bà mẹ tương lai này làm hại đứa con chưa ra đời bằng những chất độc có trong đồ ăn thức uống.

Hai nhà nghiên cứu cũng thừa nhận rằng loài người không bao giờ có thể chiến thắng được bệnh tật. Chúng ta yếu hơn các loài vi trùng và các loại virus rất nhiều, vì chúng có khả năng sinh sản rất nhanh. “Quá trình tiến hóa của vi trùng trong một ngày có thể trải qua những bước phát triển mà chúng ta cần tới hàng ngàn năm”. Một khi hệ thống đề kháng của cơ thể tìm ra được cách chống đỡ một loại virus nào đó, nó ngay lập tức quay trở lại dưới một cái vỏ khác và cuộc chiến lại bắt đầu từ đầu. Ngay cả trí thông minh cũng không giúp được con người trước những tên sát nhân tí hon này. Càng ngày càng có nhiều loại vi trùng chiến thắng được các loại kháng sinh. Phải chăng qua quá trình chọn lọc tự nhiên, một số virus này sẽ có khả năng thoát khỏi sự tấn công của các loại thuốc chữa bệnh mới nhất trên thị trường. 

 VII. Từ ngữ thông tục và thành ngữ:

1. “Nhanh nhẩu đoảng”

- Nhanh nhẩu: Nhanh nhẹn, tháo vát.

- Đoảng: Không cẩn thận.

Nhanh nhẩu đoảng: (người) nhanh nhẹn nhưng không cẩn thận nên làm việc không kết quả.

2. “Vô tội vạ”

Ý nghĩa: rất nhiều, không hạn chế, không chọn lựa

Ví dụ: - Nó ăn uống vô tội vạ nên bây giờ đau bụng

3. “Như đi chợ”

Ý nghĩa: đi đâu đó quá nhiều lần, giống như đi chợ hàng ngày

Ví dụ: - Ông ấy hay bị ốm quá, cho nên đi bệnh viện như đi chợ.