Bài 4. Nghề nghiệp

I. Các tình huống hội thoại

1. Bắc giới thiệu bạn mình với Harry

Bắc: Giới thiệu với Harry, đây là anh Vân, bạn thân của mình.

Harry: Chào anh. Rất hân hạnh được làm quen với anh.

Vân: Chào bạn. Rất hân hạnh.

Bắc: Anh Vân là bác sĩ đấy Harry ạ.

Harry: Thế à? Trước kia tôi cũng là bác sĩ.

Vân: Thế thì chúng ta là đồng nghiệp.

2. Trong phòng tuyển nhân viên đánh máy chữ

Giám đốc: Chị làm nghề đánh máy đã lâu chưa?

Cô gái: Dạ, 3 nǎm rồi ạ.

Giám đốc: Chị có đánh được ngoại ngữ không?

Cô gái: Da, được ạ.

Giám đốc: Chị đánh được những ngoại ngữ nào?

Cô gái: Em đánh được tiếng Anh, tiếng Pháp, trừ tiếng Nga.

Giám đốc: Chị giỏi tiếng Anh hay tiếng Pháp?

Cô gái: Dạ, tiếng Anh giỏi hơn nhưng tiếng Pháp em đánh cũng nhanh ạ.

Giám đốc: Tốt lắm. Chị đánh thử hai trang này.

3. Helen nói chuyện với cô giáo trong giờ giải lao

Cô giáo: Em có hay nhận được thư của gia đình không?

Helen: Thưa cô, em nhận được luôn ạ.

Cô giáo: Bố mẹ em khoẻ chứ?

Helen: Cảm ơn cô. Bố em già rồi nhưng còn khoẻ hơn mẹ em. Bố em còn đi làm, mẹ em đã nghỉ hưu.

Cô giáo: Thế à? Bố em làm gì?

Helen: Dạ, bố em là kỹ sư xây dựng ạ.

Cô giáo: Thế mẹ em nghỉ lâu chưa?

Helen: Dạ, mẹ em nghỉ lâu rồi. Trước, mẹ em cũng làm nghề dạy học như cô, nhưng mẹ em dạy ở trường phổ thông.

Cô giáo: ô! Cho cô gửi lời thǎm bố mẹ em nhé.

4. Thông báo tuyển sinh

a. Công ty Mê Công cần tuyển một kế toán trưởng. Trình độ: tốt nghiệp Đại học Kế toán - Tài chính, thạo tiếng Anh, đã kinh qua công tác kế toán tại một cơ sở sản xuất, kinh doanh, tuổi từ 30 đến 45. Mời liên hệ tại Vǎn phòng Công ty: 20 Hàng Tre - Hà Nội

b. Hiệu may Ngân An, 22 Đinh Liệt, Hà Nội cần tuyển nữ nhân viên. Trình độ: tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Công nghiệp hoặc Đại học Mỹ thuật. Tuổi dưới 30. Liên hệ tại: 22 Đinh Liệt - Hoàn Kiếm - Hà Nội.

II. Ghi chú ngữ pháp

1. Cách nói nghề nghiệp

Nếu nghề nghiệp được biểu thị bằng D thì dùng kết cấu "là + D" hoặc " làm D".

Ví dụ: Là bác sĩ hoặc Làm bác sĩ.

- Là công nhân hoặc Làm công nhân

- Nếu nghề nghiệp được biểu thị bằng Đ thì phải dùng kết cấu "làm nghề + Đ"

Ví dụ: - Xây dựng: làm nghề xây dựng

- Chụp ảnh: làm nghề chụp ảnh

- Đánh máy: làm nghề đánh máy

Câu hỏi: Làm gì? Làm nghề gì?

2. Cấp so sánh của tính từ

Hơn: so sánh tương đối (dùng khi có hai sự vật đem so sánh)

Bằng: so sánh ngang nhau.

Nhất: so sánh tuyệt đối (thường dùng khi có 3 sự vật trở lên được đem so sánh)

Ví dụ:

? - Tiếng Việt khó hơn tiếng Anh.

- Bác sĩ Bắc trẻ hơn bác sĩ Nam.

- Tiếng Pháp khó nhất.

- Cái phòng này rộng bằng cái phòng kia.

3. Mức độ cao của tính từ: "rất", "lắm"

Rất hân hạnh

Rất khoẻ

Trong khẩu ngữ thường dùng "lắm" thay cho "rất"

- Vui mừng lắm, khoẻ lắm

4. Số từ:?

Các số đếm từ 1 đến hàng trǎm thường đi kèm với D để chỉ số lượng xác định của sự vật

Ví dụ: cái bàn

- 1 cái bàn

- 2 cái bàn

- 3 cái bàn

Chú ý: cách đọc số một, hai, ba, bốn... chín, mười

- 11 (mười một), 12 (mười hai), 15 (mười lǎm), 20 (hai mươi), 21 (hai mươi mốt), 24 (hai mươi bốn)

- số 1 trong 1,11, 101, 111 đọc là một

- Số 1 trong 21, 31. 41 đọc là mốt

- số 4 trong 24, 34, ... 94, 104 có thể đọc là tư

- số 5 trong 15, 25, 115... đọc là lǎm

- số 10 đọc là mười từ 20 đến 90 đọc là mươi

- số 0 trước số đơn vị từ 100 trở đi đọc là linh, lẻ

ví dụ: 104 một trǎm linh tư (một trǎm lẻ bốn)

Câu hỏi: số lượng từ 1-9 hỏi là mấy

- số lượng từ 10 trở lên hỏi là bao nhiêu

Ví dụ:

- Anh biết mấy ngoại ngữ? Tôi biết 3 ngoại ngữ.

- Thưa, nǎm nay cụ bao nhiêu tuổi? Tôi đã 80 tuổi.

III. Bài đọc 
 
Gia đình tôi

Gia đình tôi có 5 người. Bố mẹ tôi, anh tôi, em gái tôi và tôi. Bố tôi làm nghề lái xe. Nǎm nay bố tôi 53 tuổi. ông đang làm việc, chưa nghỉ. Mẹ tôi 50 tuổi nhưng không được khoẻ. Mẹ tôi làm y tá. Bà đã nghỉ làm việc hai nǎm. Anh tôi là kỹ sư. Anh đã có vợ và anh chị đã có hai con, một con trai và một con gái. Chúng rất khoẻ mạnh và thông minh. Ông yêu cháu trai hơn cháu gái còn bà yêu cháu gái hơn. Em gái tôi nǎm nay 20 tuổi. Nó đang học ở trường Đại học Sư phạm. Nó muốn làm nghề dạy học. Nó cũng rất thích vǎn học, ngoại ngữ. Nó rất giỏi tiếng Pháp. Nó nói tiếng Pháp tốt hơn tôi.

Một bác sĩ nữ

Chị Vũ Thị Phan đến với nghề thầy thuốc từ ngày còn rất trẻ. Tốt nghiệp đại học Y nǎm 1956, chị về làm việc tại Viện Sốt rét cho đến nay. Hiện nay chị là một giáo sư, bác sĩ giỏi. Chị là một thầy thuốc nữ duy nhất trong số mười người được Chính phủ Việt Nam phong danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân".