Về quê ăn Tết, chọn người xông đất

Điều đó đã trở thành nếp sống, truyền thống tốt đẹp, bền vững. Cho nên, dịp Tết Nguyên đán thực sự là những ngày vui vẻ, hạnh phúc cho tất cả mọi người.

Cách tính của Âm lịch Việt Nam có khác với Trung Quốc, cho nên Tết Nguyên đán của người Việt Nam không hoàn toàn trùng với Tết của người Trung Quốc. Vì Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của mặt trăng nên Tết Nguyên đán thường đến muộn hơn Tết Dương lịch.

Do quy luật 3 năm nhuận 1 tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21-1 Dương lịch và sau ngày 19-2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài từ 7-8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày của đầu năm mới (tức là từ 23 tháng Chạp đến hết mùng 7 tháng Giêng).

Năm nay, Tết Quý Mão và ngày mùng 1 Tết bắt đầu vào ngày Chủ nhật (tức ngày 22-1-2023 Dương lịch) và giao thừa sẽ rơi vào ngày 21-1-2023 Dương lịch (thứ 7). 

Người Việt Nam có phong tục hằng năm, mỗi khi Tết đến Xuân về ai cũng mong được trở về quê hương, không phân biệt nghề nghiệp, nơi sinh sống, viếng thăm chùa chiền, nghĩa trang, giếng nước, nhà cửa,… gợi lại những kỉ niệm tuổi thơ thân thương.

Được cùng nhau quây quần bên nồi bánh chưng là điều mà mọi người đều mơ ước. Ngoài ra, đây cũng là thời gian để con cháu tỏ lòng tạ ơn ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng mình bằng tình cảm chân thành nhất, hay đơn giản bằng những món quà cho ngày Tết.

Từ sau bữa cơm giao thừa và trước thời khắc giao thừa, mọi gia đình đều thắp hương, cúng bái và mời tổ tiên, người thân đã khuất về nhà ăn cơm, cùng con cháu chúc Tết (cúng tổ tiên). Đặt mâm ngũ quả và những bữa ăn thịnh soạn, ngon miệng trên bàn thờ tổ tiên để thể hiện tấm lòng của con cháu đối với người đã khuất.

Tất cả các khoản nợ đã được trả hết trước Tết. Đối với mọi người, mọi rắc rối và tranh chấp đều được buông bỏ. Trong ba ngày đầu tiên của năm mới, mọi người đều tươi cười, nói năng nhã nhặn, cầu mong một năm mới mọi việc thuận lợi, suôn sẻ.

Người Việt tin một ngày Tết vui vẻ sẽ dẫn đến một năm suôn sẻ.

Một năm mới, thêm một tuổi. Người lớn có phong tục tặng bao lì xì đỏ cho trẻ em và người lớn tuổi, mong trẻ em ngoan ngoãn khỏe mạnh, học hành chăm chỉ; người lớn tuổi được sống lâu khỏe mạnh, để con cháu có cơ hội báo hiếu, hưởng phúc lành.

Tết đến xuân về cũng là dịp để con cháu tri ân ông, bà, cha mẹ. Học sinh cảm ơn thầy cô giáo đã nuôi dưỡng trí thông minh của họ và cho phép họ có ích cho xã hội. Cấp dưới cảm ơn cấp trên đã hỗ trợ họ trong công việc. Ngược lại, cấp trên cũng tổ chức tiệc chiêu đãi hoặc thưởng cho nhân viên để cảm ơn họ.

Với người dân Việt Nam, việc lau dọn nhà cửa mỗi dịp cuối năm mang ý nghĩa là sẽ loại bỏ đi những điều không tốt của năm cũ, chuẩn bị đón chào điều may mắn và tài lộc cho năm mới. Vì thế mà đây cũng là dịp để các thành viên trong gia đình được cùng nhau dọn dẹp làm mới cho các vật dụng trong nhà mình.

Trong khi đó, hàng quán ngoài chợ sắp xếp đầy đủ các sạp bán lá dong, lá chuối, ống nứa để phục vụ cho việc gói bánh ngày Tết. Để trang trí nhà cửa, người ta còn mua rất nhiều loại hoa đủ màu.

Một mâm ngũ quả dâng lên bàn thờ ông bà tổ tiên là nét đặc trưng không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán – bày tỏ cho sự tôn kính và lòng biết ơn của con cháu trong nhà đến bề trên. Tại mỗi vùng miền sẽ có những cách bày trí mâm ngũ quả khác nhau. Tuy nhiên, tất cả đều mang ý nghĩa chung là cầu mong cho năm mới được may mắn và bình an hơn năm cũ.

Lễ tảo mộ diễn ra vào những ngày cận Tết Nguyên đán. Vào ngày này, con cháu trong nhà sẽ tập trung tại mộ của ông bà tổ tiên để làm sạch khu mộ cũng như thăm viếng. Phong tục này thể hiện sự kính trọng và đạo hiếu của con cháu đối với ông bà cha mẹ và tổ tiên đã khuất

Cúng tất niên là nét truyền thống có từ lâu đời của dân tộc Việt Nam. Đây là nghi lễ quan trọng thường được làm vào ngày 30 Tết để mời ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng gia đình. Đồng thời là cột mốc đánh dấu thời điểm năm cũ qua đi để chuẩn bị đón một năm mới an khang, thịnh vượng hơn.

Sau thời khắc giao thừa đón chào năm mới thì người đầu tiên bước vào nhà sẽ là người xông đất cho gia đình.

Theo quan niệm từ xưa đến nay, người xông đất nên là người hợp tuổi với gia chủ để mang lại cho gia đình một năm làm ăn thuận lợi, sức khỏe dồi dào và gia đình hòa thuận.

Năm mới đến tượng trưng cho mỗi người sẽ được thêm một tuổi. Do đó, mọi người sẽ dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất để hy vọng một năm mới nhiều thành công hơn.

Giáo sư  Nguyễn Lân Dũng

(Báo Người Lao Động xuân 2023)