Béo bụng cũng có rất nhiều loại và đây là giải pháp cho từng trường hợp

 

Béo bụng hay vòng 2 to bất thường sẽ làm cho cơ thể trông thiếu cân đối và khiến chúng ta dễ tự ti. Nhưng không phải loại béo bụng nào cũng giống nhau, chúng xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Tìm hiểu những loại béo bụng dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn tình trạng của cơ thể và áp dụng biện pháp phù hợp.

Béo bụng do khó tiêu

Đây thực chất là tình trạng chướng bụng, tích tụ khí hơi và khó tiêu sau khi ăn, thường xảy ra ở các bệnh nhân mắc các bệnh về dạ dày. Triệu chứng thường thấy nhất là bụng của bạn sẽ như bị sưng lên và căng, đôi khi xảy ra những cơn đau bụng do dạ dày bị co thắt mạnh. Đối với tình trạng béo bụng này, thường chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và khi thức ăn được tiêu hóa thì sẽ dần trở lại bình thường. Nếu gặp phải vấn đề béo bụng do tiêu hóa kém, bạn hãy bổ sung những loại thực phẩm giàu chất xơ, probiotic như sữa chua, chuối, rau xanh...

Béo bụng dưới

Chất béo, mỡ tích tụ ở khu vực bụng dưới thường hình thành do thói quen ngồi lâu một chỗ, ít vận động, thường xảy ra với các nhân viên văn phòng. Ngoài ra, chế độ ăn giàu tinh bột, đường và dầu mỡ cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng tích tụ mỡ thừa ở bụng dưới.

Nếu đang đau đầu về vấn đề này thì bạn hãy thay đổi chế độ ăn, bổ sung những loại thực phẩm có công dụng đốt cháy chất béo hiệu quả như bưởi, dứa, bơ, rau xanh... Các bài tập chuyên sâu dành cho bụng cũng nên được thực hiện hàng ngày như gập bụng, plank...

Béo bụng do căng thẳng

Có thể bạn ngạc nhiên nhưng theo những kết luận của các chuyên gia thì căng thẳng cũng là nguyên nhân gây ra béo bụng. Khi cơ thể trong tình trạng lo âu, hoạt động trao đổi chất và đốt cháy chất béo sẽ diễn ra kém hiệu quả. Dần dần chúng sẽ tích lũy ở bụng và có đặc trưng là sưng cứng, nổi lên rất rõ. Bên cạnh đó, căng thẳng còn làm cơ thể sản xuất ra một loại hormone gọi là cortisol gây tích tụ chất béo.

Béo bụng do chất béo nội tạng

Chất béo bụng nội tạng (VAF) thường chiếm không gian giữa các cơ quan trong bụng và loại béo bụng này làm suy giảm glucose và chuyển hóa thành lipid tạo mỡ. Nghiên cứu lâm sàng cho thấy rằng, các hormone giới tính, lão hóa, lười vận động thể chất và nạp quá nhiều đường là những yếu tố dẫn đến việc hình thành chất béo nội tạng.

Chất béo nội tạng dư thừa có thể gây hại cho cơ thể vì nó gần với tĩnh mạch cửa, mang máu từ vùng ruột đến gan. Các chất được giải phóng bởi chất béo nội tạng, bao gồm các axit béo tự do, đi vào tĩnh mạch cửa và đi đến gan dẫn đến các căn bệnh nguy hiểm như gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ...

Để phát hiện có phải bạn đang bị tích trữ chất béo trong nội tạng không, hãy chú ý những hiện tượng như khó thở khi leo cầu thang, kích cỡ áo bị chật ở vùng bụng...

Béo bụng do lớp mỡ dưới da

Một loại chất béo thường gặp nhất chính là mỡ tích trữ dưới da, đặc biệt là vùng hông, eo. Thực chất, loại béo bụng này không gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe nhưng lại khiến cơ thế trông mất thẩm mỹ và khó lựa chọn trang phục. Vòng 2 của bạn sẽ trở nên lỏng lẻo, thiếu săn chắc và thậm chí là chảy xệ. Hãy áp dụng những bài tập thể dục cường độ cao như chạy bộ, bơi lội, leo cầu thang và nếu có thể hãy duy trì một môn thể thao để nhanh chóng đánh bay lớp mỡ xấu xí này.

Béo bụng thủng

Bụng bạn chia thành nhiều lớp, ngấn mỡ chính là tình trạng của hiện tượng béo bụng thủng. Nguyên nhân là do bạn ít vận động, chế độ ăn không cân bằng như ăn quá ngọt, quá mặn hoặc thiếu chất xơ... Khi đó, bụng sẽ phồng lên rõ rệt quanh eo, thiếu đàn hồi khi chạm vào tạo nên những lỗ thủng kì lạ.

Để cải thiện tình trạng này, hãy nói không với thực phẩm chứa nhiều đường, thực phẩm chế biến đầy dầu mỡ. Bổ sung những dưỡng chất thiết yếu như protein, trứng, thịt trắng... Tập thể dục cũng là một phương pháp hiệu quả và an toàn.

(ST)