Hành trình 5 năm đi tìm người đẹp của nhiếp ảnh gia Romania

 Nhiều người cho rằng Mihaela có lẽ là một phụ nữ độc thân, khi niềm đam mê khám phá trong cô mạnh mẽ đến vậy. Song nữ nhiếp ảnh gia này đã cưới một người đàn ông cô gặp năm 18 tuổi.

 "Tôi luôn tập trung vào những câu chuyện của họ, về khó khăn và cách mà họ vượt qua. Phụ nữ trên khắp thế giới đều mang những nét chung. Mục đích của tôi là chứng minh vẻ đẹp liên kết giữa họ, ngay cả khi họ khác biệt", nữ nhiếp ảnh gia cho biết. 

 Một số người có thể nghĩ Triều Tiên là quốc gia khó đặt chân đến. "Rất dễ dàng. Trước khi lên đường, tôi đã nói chuyện với các công ty du lịch, họ sắp xếp mọi thứ", Mihaela nói.

 Mihaela luôn làm việc một mình, để tránh bị nghi ngờ và có thể trò chuyện với mọi người dễ dàng hơn. Cô biết tiếng Romani, Anh, Tây Ban Nha, Pháp và Nga, ngoài ra có thể giao tiếp bằng tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Italy.

 Nhiếp ảnh gia có cơ hội để tận hưởng cuộc sống đời thường của những người phụ nữ khác. Đó là những trải nghiệm khác hẳn với suy nghĩ ban đầu của cô. 

 Cô cũng tin rằng mọi phụ nữ đều xinh đẹp, mạnh mẽ dù họ phải trải qua nhiều sóng gió, sự phân biệt đối xử trong cuộc sống.

 Với balô trên vai, nhiếp ảnh gia Romania, Mihaela Noroc, đã đặt chân tới hơn 50 quốc gia, từ những nơi sầm uất nhất như Mỹ cho tới nơi bình lặng hơn như Triều Tiên, Afghanistan, Iraq...

 Với Mihaela, mỗi người phụ nữ cô gặp là một câu chuyện mở. 

 Mong muốn của người phụ nữ 32 tuổi này là tạo ra một cuốn sách mang tên Atlas of Beauty (bản đồ sắc đẹp). Tại mỗi nơi mình đặt chân đến, Mihaela đều chụp lại chân dung của rất nhiều phụ nữ, từ mọi tầng lớp, tuổi tác.

 Trong cuốn sách vừa xuất bản của mình, cô chụp ba vũ công múa cột từ ba vùng đất khác nhau. Người thứ nhất ở Cairo, Ai Cập, bức thứ hai được chụp ở miền tây Jerusalem còn bức thứ ba được ghi lại ở New York, Mỹ. Cả ba nhân vật được chụp trong trang phục thường ngày trên đường phố, chứ không phải những bộ đồ gợi cảm.

 Sau đó, cô bỏ việc để theo đuổi ước mơ từ năm 16 tuổi. Cha cô, một họa sĩ, đã tặng Mihaela chiếc máy ảnh như một món quà. Trong năm đầu của dự án, cô đã phải tự trang trải cho mọi chuyến đi bằng tiền tiết kiệm. Sau đó, cô nhận được tài trợ và mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn.

 Phụ nữ ở những nước bị chiến tranh tàn phá khác cũng khiến Mihaela ngạc nhiên khi sẵn sàng chụp hình và nói về bản thân họ. Tại Iraq, cô đã tìm thấy Nma, một cô gái trẻ có mái tóc đen dài, người theo đạo Zoroastrian. Nma giải thích: "Zoroastrian là tôn giáo cổ đại của chúng tôi và đối với tôi, một người Kurd, điều này giống như trở về cội nguồn".

(Vnexpress)