Tiêu thụ chậm, thị trường thép xây dựng tháng đầu năm khá ảm đạm

 

Trong khi đó, tại thị trường dân dụng, do là giai đoạn cuối năm âm lịch, nên nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng trong dân cư thấp.Cũng trong tháng 1/2018, giá trên thị trường thép xây dựng nội địa có diễn biến tương đối ổn định.

Bộ Công Thương cho biết, mặc dù giá vật tư nguyên liệu có xu hướng tăng nhưng do tiêu thụ chậm, sản lượng bán ra thấp hơn so với tháng trước nên các nhà sản xuất vẫn cố gắng giữ giá để cạnh tranh.

Trước đó, thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, sản xuất các mặt hàng thép trong năm 2017 đạt 22,027 triệu tấn, tăng 23,5% so với năm 2016.

Nhập khẩu nguyên liệu thép và sản phẩm thép năm 2017 ước đạt 19,918 triệu tấn, giảm 14,2% so với năm 2016. Kim ngạch ước đạt 10,06 tỷ USD, tăng 13,2%. Trong đó, thép thành phẩm nhập khẩu năm 2017 đạt 14,985 triệu tấn, giảm 14,5% so với năm 2016. Kim ngạch đạt 9,013 tỷ USD, tăng 16,4% so với năm trước.

Trung Quốc tiếp tục là nước đứng đầu xuất khẩu thép vào nước ta với 46,5%, tiếp đến là Nhật Bản 15,2%, Hàn Quốc là 11,4%....

Ở chiều ngược lại, xuất khẩu ngành thép trong năm 2017 đạt 5,509 triệu tấn, tăng 28,5% so với năm 2016. Kim ngạch đạt 3,643 tỷ USD tăng 45,4%.

Trong năm 2017, ​xuất khẩu thép sang khối ASEAN chiếm 59,3%, Hoa Kỳ (11,1%), các nước Liên minh châu Âu (9%), Hàn Quốc (5,8%), Ấn Độ (3,4%), Australia (1,88%).

Dự báo toàn ngành thép năm 2018 sẽ tăng trưởng sản xuất khoảng 20-22% so với năm 2017. Trong đó, thép xây dựng tăng 10%, thép cuộn cán nóng 154%, thép lá cuộc cán nguội 5%, thép ống hàn 15%, tôn mạ vàng và sơn phủ màu 12%./.

ĐỨC DUY (VIETNAM+)