Sai lầm của gà trống

 

Vào một buổi sáng sớm, một con gà trống gáy lên và bị chủ nhân giết đi. Lại một con gà trống gáy lên và bị giết đi… Cứ thế, những con gà trống lần lượt bị giết.

Hàng xóm cảm thấy khó hiểu, nên hỏi: “Những con gà đó gáy rất đúng giờ mà sao lại giết chúng?”.

Người đó nói: “Tôi có thói quen ngủ dậy trễ nhưng chúng thì lại gáy quá sớm”.

Người hàng xóm nói: “Đây đâu phải là lỗi của chúng, báo sáng là nhiệm vụ của chúng”.

Người đó nói: "Tôi mặc kệ, tôi chỉ cần một con gà trống giao phối với gà mái thôi, chứ không cần nó báo thức".

Hàng xóm: “Nhưng gà trống không thể không báo thức, chẳng lẽ chị không thể sử dụng phương thức khác để giải quyết vấn đề được sao?”.

Người đó nói: “Chuyện này rất khó. Tôi từng nghĩ, cắt đi cổ họng của nó, hoặc bịt miện nó lại. Nhưng rất phiền phức, giết nó đi là đơn giản nhất”.

Người hàng xóm: “Chẳng lẽ chị không thể thay đổi thói quen dậy trễ được sao?"

Chị ấy nói: “Thay đổi cuộc sống của tôi? Làm sao có thể được chứ? Thói quen của tôi đã có mấy chục năm nay rồi, vì sao có thể vì mấy chú gà trống mà thay đổi được chứ? Vả lại, tôi là chủ, chúng phải đáp ứng yêu cầu của tôi. Lúc chúng hoạt động thì phát sinh mâu thuẫn. Bị thiệt thòi chỉ có thể là chúng, làm sao có thể là tôi được chứ?”.

Nên người đó một mực duy trì thói quen giết gà.

Những người làm chuyện lớn, nếu chịu nhường một bước, một chút thì có thể giải quyết được mâu thuẫn rồi. Nhưng họ lại muốn một người làm chuyện nhỏ hi sinh vì lợi ích của họ. Trong quá trình thay đổi, chúng ta thường luôn gặp rất nhiều mâu thuẫn. Bạn phải thích ứng với người khác hoặc ngược lại người khác thích ứng với bạn.

Đây thật sự là một vấn đề đáng để chúng ta suy ngẫm. 

(ST)