Chế độ hưu trí dành cho người từng tham gia bảo hiểm xã hội trước khi ra nước ngoài (1)

Vậy xin được hỏi:

1-      Tôi hiện đang sống ở Đức thì có được hưởng chế độ hưu trí đó không?

2-      Nếu có thì tôi cần chuẩn bị những thủ tục giấy tờ gì?

3-      Cơ quan nào giải quyết việc này?

4-      Nếu những thủ tục giấy tờ phải làm ở Việt Nam thì tôi có thể uỷ quyền không?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 49 Luật bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29/06/2006 (viết tắt là “Luật bảo hiểm xã hội”), người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam được áp dụng chế độ hưu trí, bao gồm:

a.       Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 (ba) tháng trở lên;

b.       Cán bộ, công chức, viên chức;

c.       Công nhân quốc phòng, công nhân công an;

d.       Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;

đ. Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;

e.       Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Theo quy định tại điểm (e) nêu trên, nếu bạn vẫn là công dân Việt Nam, đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trước khi sang Đức theo diện xuất khẩu lao động thì được hưởng chế độ bảo hiểm hưu trí.

Tuy nhiên, điều kiện để được hưởng lương hưu là bạn phải đủ 60 tuổi đối với nam hoặc 55 tuổi đối với nữ và có có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên (khoản 1 Điều 50 Luật bảo hiểm xã hội). Bạn đang sống ở nước ngoài nên tiền bảo hiểm sẽ được nhận một lần (điểm d, khoản 1 Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội).

  1. Thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội một lần:

Căn cứ Điều 120 Luật Bảo hiểm xã hội, Điều 17 Quyết định số 815/QĐ-BHXH ngày 06/06/200 về quy trình giải quyết hưởng các chế độ hưởng bảo hiểm xã hội đối với người lao động tham gia đóng bảo hiễm xã hội bắt buộc (viết tắt là “Quyết định số 815/QĐ-BHXH”), hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần bao gồm:

a.       Sổ bảo hiểm xã hội của người lao động đã xác định thời gian đóng bảo hiểm xã hội đến tháng nghỉ việc;

b.       Quyết định nghỉ việc của người sử dụng lao động hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động hết hạn hoặc quyết định phục viên;

c.       Bản sao giấy được định cư ở nước ngoài;

d.       Bản quá trình đóng bảo hiểm xã hội theo sổ bảo hiểm xã hội (theo mẫu);

e.       Bản điều chỉnh tiền lương đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng bảo hiểm xã hội (theo mẫu);

f.        Quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố hoặc Giám đốc Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an, Giám đốc Bảo hiểm xã hội Ban Cơ yếu Chính phủ (theo mẫu);

  1. Nơi nộp hồ sơ:

Hồ sơ nhận bảo hiểm một lần cùng đơn đề nghị hưởng trợ cấp một lần nộp cho Bảo hiểm xã hội quận, huyện nơi cư trú và nhận lại hồ sơ đã được giải quyết từ Bảo hiểm xã hội quận, huyện (khoản 2 Điều 22 Quyết định số 815/QĐ-BHXH).

Bạn có thể ủy quyền hợp pháp cho người khác thực hiện thủ tục này và nên lưu ý, yêu cầu người được ủy quyền liên hệ với cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận, huyện nơi bạn đã cư trú trước đây để được hướng dẫn cụ thể và nhận mẫu hồ sơ.

Văn phòng Luật sư NHQuang và Cộng sự
B23, Khu Biệt thự Trung Hòa – Nhân Chính,
Thanh Xuân, Hà Nội